vô lăng ô tô

Vô lăng ô tô là gì? Cấu tạo, ký hiệu, kỹ thuật đánh lái vô lăng

Vô lăng ô tô là thành phần của hệ thống lái giúp tài xế điều khiển, chuyển hướng ô tô theo ý muốn. Để có những hành trình an toàn, thuận lợi, người lái cần nắm chắc các ký hiệu trên vô lăng cũng như thành thạo các kỹ thuật đánh lái vô lăng như: Kỹ thuật quay vô lăng trong các tình huống khẩn cấp, quay sang trái,… 

Xem thêm: [TÌM HIỂU] Phanh tang trống là gì và những ưu nhược điểm nổi bật

1. Vô lăng ô tô là gì?

Thuở khai sơ, vô lăng trên những chiếc xe hơi đầu tiên được thiết kế dạng cần đẩy dài. Nguyên lý hoạt động của bộ phận này tương tự bánh lái của các con tàu, thuyền. Để chuyển hướng, người lái cần điều khiển cần đẩy sang chiều ngược lại. 

Đến năm 1894, Alfred Vacheron đã sáng chế ra vô lăng xe ô tô (còn có tên gọi khác là bánh lái hoặc vành tay lái) lần đầu tiên xuất hiện với hình dạng tròn và trở thành bộ phận quan trọng cấu thành nên một chiếc xe hơi. 

Vô lăng có tác dụng chuyển đổi các lệnh quay thành chuyển động xoay của bánh thông qua cơ cấu lái và trục lái trước khi tài xế thực hiện các thao tác như lùi, quay đầu, cua rẽ, đỗ xe,…

Theo quy ước của mỗi quốc gia về chiều lưu thông trên đường bộ, vô lăng sẽ được thiết kế đặt bên trái hoặc bên phải sao cho phù hợp. Vị trí vô lăng giúp người lái xe đảm bảo có được tầm nhìn tốt nhất để tránh những tai nạn khi lưu thông trên đường. Tại Việt Nam, vô lăng xe ô tô sẽ nằm bên trái, tại một số nước châu Âu, vô lăng xe được thiết kế ở vị trí bên phải. 

Ngoài công dụng đánh lái khi chuyển hướng, vô lăng còn được tích hợp các tính năng hiện đại giúp người lái điều khiển xe dễ dàng và có những trải nghiệm lái thú vị hơn như: Lẫy chuyển số, điều khiển hành trình, điều khiển điện thoại, hệ thống âm thanh…

Xem thêm: Tìm hiểu những loại chìa khóa xe ô tô phổ biến nhất hiện nay

Vô lăng ô tô giúp người lái có thể quay xe, lùi xe, đỗ xe dễ dàng

Vô lăng ô tô giúp người lái có thể quay xe, lùi xe, đỗ xe dễ dàng (Nguồn: xedienXANH.net)

2. Cấu tạo vô lăng ô tô

Là bộ phận thuộc hệ thống lái trên xe hơi nên vô lăng được kết nối với cổ lái thông qua các chấu. Tùy theo mỗi hãng xe mà có 2, 3 hoặc 4 chấu khác nhau. Các chấu này kết nối vô lăng để ăn khớp với trục lái giúp chủ xe có thể dễ dàng điều khiển hướng di chuyển của xe theo ý muốn.

Theo thiết kế ban đầu, các chấu trên vô lăng có hình dáng ngôi sao 3 cánh hoặc có hình chữ thập 4 chấu. Tuy nhiên, ở những dòng xe hiện nay, các chấu dần được chuyển sang dạng nằm ngang hoặc chữ T do người lái cần nắm bắt nhiều thông tin trên bảng đồng hồ lái.

Vô lăng xe hơi được làm từ chất liệu kim loại tạo độ chắc chắn cao và đảm bảo an toàn khi sử dụng.

Một số dòng xe đua F1 hoặc xe phiên bản thể thao sẽ có vô lăng đáy bằng D-Cut hoặc vát bằng. Cấu tạo vô lăng sẽ khác nhau tùy theo mỗi dòng xe. 

Cấu tạo vô lăng ô tô khác nhau tùy từng dòng xe

Cấu tạo vô lăng của ô tô khác nhau tùy từng dòng xe (Nguồn: xedienXANH.net)

3. Hệ thống ký hiệu điều khiển trên vô lăng ô tô cần biết

Vô lăng xe ô tô còn được tích hợp các nút bấm điều khiển. Mỗi dòng xe khác nhau sẽ có hệ thống nút bấm không giống nhau. Tuy nhiên, đa số các dòng xe đều tích hợp các nút điều khiển thông dụng sau: 

  • Nút cộng (+), nút trừ (-) có tác dụng tăng giảm âm lượng loa.
  • Nút để chuyển kênh, chuyển bài trên màn hình LCD của xe hơi
  • 2 nút điện thoại giúp người lái dễ dạng nhận và thực hiện cuộc gọi đi trong khi điều khiển xe. 
  • Nút TEMP có tác dụng điều chỉnh hệ thống điều hòa trong xe ô tô
  • Nút DISP có tác dụng thay đổi hiển thị trên taplo tùy theo mục đích, yêu cầu của người cầm lái. 
  • Nút có hình đầu người cho phép người lái điều khiển xe bằng giọng nói. 

Bên cạnh đó, vô lăng ô tô còn được trang bị thêm túi khí đảm bảo an toàn cho người lái trong trường hợp xảy ra tai nạn bất ngờ.

Xem thêm: Túi khí ô tô – “vệ sĩ thầm lặng” bảo vệ an toàn khi xe va chạm mạnh

Vô lăng ô tô hiện nay được tích hợp nhiều nút bấm điều khiển thông minh tiện lợi

Vô lăng ô tô hiện nay được tích hợp nhiều nút bấm điều khiển thông minh tiện lợi (Nguồn: xedienXANH.net)

4. Các kỹ thuật đánh lái vô lăng

Để di chuyển an toàn, bắt buộc mỗi lái xe phải nằm lòng cách sử dụng vô lăng đúng cách. Không chỉ giúp xử lý các tình huống bất ngờ khi tham gia giao thông, việc nắm chắc cách sử dụng vô lăng đúng kỹ thuật còn tạo cảm giác thoải mái, đảm bảo an toàn cho người điều khiển, hạn chế tối đa tình trạng tê, mỏi khi đi đường dài. 

4.1. Kỹ thuật dùng 1 tay quay vô lăng sang phải

Đầu tiên, lái xe đặt tay trên vô lăng tại vị trí cao nhất, rồi từ từ nới lỏng tay cầm. Sử dụng lòng bàn tay để tiến hành quay vô lăng sang bên phải xuống điểm thấp nhất. Khi xe đã chuyển hướng thành công, lái xe cần quay vô lăng theo hướng chuyển dần lên, sau đó chuyển về động tác cầm vô lăng thông thường. 

tư thế dùng 1 tay quay vô lăng sang phải

Tư thế dùng 1 tay quay vô lăng sang phải (Nguồn: xedienXANH.net)

4.2. Kỹ thuật bắt chéo tay quay vô lăng sang phải

Kỹ thuật quay vô lăng bắt chéo tay cho phép lái xe có thể đánh lái góc lớn trong thời gian ngắn. Đây là kỹ thuật rất hữu ích khi di chuyển trong những cung đường nhỏ. Bên cạnh đó, nắm chắc kỹ thuật này giúp lái xe có thể đánh lái nhẹ nhàng hơn so với những loại xe hơi có vô lăng nặng. 

Đầu tiên, lái xe đặt tay ở vị trí bình thường sau đó bắt đầu quay vô lăng thuận chiều kim đồng hồ cho đến khi chuẩn bị bắt chéo tay phải, lúc này hãy thực hiện quay vô lăng bằng tay trái đồng thời. Lái xe tiếp tục quay vô lăng sau khi bắt chéo tay phải đến vị trí chuẩn bị bắt chéo tay trái trước đó. Tiếp tục thực hiện một chuỗi động tác liên tục như vậy cho đến khi ôm hết vòng cua, lái xe có thể đặt xe về vị trí ban đầu. 

Xem thêm: Hệ thống định vị toàn cầu GPS là gì? Ứng dụng của GPS trên ô tô

4.3. Kỹ thuật quay vô lăng trong trường hợp khẩn cấp

Đây là kỹ thuật được thực hiện nhiều trong các trường hợp rẽ khi xe ở tốc độ cao hoặc các tình huống xảy ra bất ngờ. Đầu tiên, cần kéo 2 tay đặt ở vị trí cao nhất trên vô lăng rồi quay vô lăng theo hướng lái xe mong muốn. Ví dụ, muốn chuyển hướng sang trái thì kéo vô lăng sang trái còn tay phải sẽ lướt theo hướng di chuyển của vô lăng. Để 2 tay có thể gặp nhau ở vị trí nhấp nhất và lúc này tay phải cần tiếp tục kéo vô lăng lại theo hướng phía trên. Người lái lặp lại các động tác đến hết vòng cua. 

 Kỹ thuật quay vô lăng trong trường hợp khẩn cấp

Kỹ thuật quay vô lăng trong trường hợp khẩn cấp (Nguồn: xedienXANH.net)

Một số lưu ý người lái cần biết khi đánh lái vô lăng:

  • Không nên quay vô lăng khi xe đang dừng, bánh xe không quay (đánh lái chết) vì có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lốp xe cũng như hệ thống lái. Việc đánh lái chết còn dễ làm mất phương hướng khi xe chuyển động lại. 
  • Hạn chế tối đa việc đánh hết lái. Nếu trong trường hợp bắt buộc, người điều khiển cũng không nên quay vô lăng quá mạnh và ghì chặt quá lâu. Tốt nhất khi vừa vào hết lái thì nên trả lái lại một chút. 
  • Khi xe đậu sát mép vỉa hè không nên đánh lái mạnh vì có thể ép vào lốp hoặc mép vỉa hè chém vào gây hại cho lốp xe. 
  • Dù trong bất cứ trường hợp nào, người dùng không được buông cả 2 tay ra khỏi vô lăng khi đang điều khiển xe hơi. 

5. Có nên bọc vô lăng ô tô? 

Theo các chuyên gia ô tô, vô lăng là một bộ phận trên xe ô tô phải chịu tác động nhiều bởi các yếu tố bên ngoài. Sau một thời gian sử dụng, vô lăng sẽ bị cũ, oxy hóa, hư hỏng,… Do vậy, chủ xe cần quan tâm đến việc chăm sóc và bảo dưỡng vô lăng một cách tốt nhất. 

Thực tế để tăng tuổi thọ cho vô lăng, nhiều chủ xe lựa chọn bọc vô lăng ô tô. Dưới đây là những lý do nên bọc vô lăng của ô tô:

  • Hầu hết các thiết kế vô lăng thường khá mỏng, kích thước nhỏ hơn so với tay của người cầm lái. Do đó, bọc vô lăng giúp người dùng có cảm giác cầm lái chắc tay hơn. 
  • Đa số bề mặt của tay lái trên các dòng xe hơi thông dụng đều được làm từ chất liệu nhựa tổng hợp nên khá trơn. Ngoại trừ các mẫu xe hạng sang có thiết kế vô lăng bọc da cao cấp. 
  • Bọc vô lăng ô tô giúp xế hộp tăng tính thời trang, thời thượng, nâng cao tính thẩm mỹ cho khoang nội thất. 
  • Những chủ xe thường xuyên có mồ hôi tay sẽ gặp nhiều trở ngại, khó chịu khi điều khiển vô lăng. Bọc vô lăng sẽ giúp tăng độ bám giúp người lái làm chủ được vô lăng, dễ dàng điều khiển xe hơn. 
Bọc vô lăng của ô tô giúp tăng tuổi thọ của vô lăng

Bọc vô lăng của ô tô giúp tăng tuổi thọ của vô lăng (Nguồn: xedienXANH.net)

Vô lăng ô tô là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống lái giúp điều khiển xe ô tô. Việc thuần thục các kỹ thuật cầm vô lăng là điều mỗi lái xe nên nắm chắc để có những chuyến đi an toàn. Bên cạnh đó, để tăng cảm giác lái, tăng độ bền vô lăng, lái xe nên chủ động bọc vô lăng, có thể lựa chọn theo sở thích, phong cách cá nhân.

Scroll to Top