phanh tang trống thumbnail

[TÌM HIỂU] Phanh tang trống là gì và những ưu nhược điểm nổi bật

Nhờ khả năng vận hành bền bỉ, tối ưu chi phí, phanh tang trống được ứng dụng rộng rãi trên nhiều dòng xe ô tô. Bài viết thông tin rõ hơn về ưu điểm, nhược điểm phanh tang trống giúp khách hàng hiểu hơn về dòng xe của mình. 

Xem thêm: Tìm hiểu hệ thống phanh ABS: Khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động

  1. Hiểu đúng phanh tang trống là gì?

Phanh tang trống có tên tiếng anh là Drum Brake, còn được gọi là phanh đùm hay phanh guốc trong Tiếng Việt. Loại phanh này được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện giao thông phổ biến như xe đạp, xe ô tô, xe máy có tác dụng giúp người điều khiển xe dễ dàng kiểm soát được tốc độ khi lưu thông trên đường và dừng lại kịp thời trong một số trường hợp khẩn cấp. 

Phanh tang trống trên ô tô được

Phanh tang trống trên ô tô (Nguồn: xedienXANH.net)

Thời gian đầu, phanh tang trống được sử dụng chủ yếu cho phần bánh sau trên xe đạp. Sau đó, qua quá trình nghiên cứu và phát triển, phanh tang trống được nâng cấp hơn để phù hợp với các phương tiện hiện đại khác như ô tô, xe máy, xe máy điện…

Xem thêm: Hệ thống định vị toàn cầu GPS là gì? Ứng dụng của GPS trên ô tô

Phanh tang trống thường được sử dụng cho cầu sau

Phanh tang trống thường được sử dụng cho cầu sau (Nguồn: xedienXANH.net)

Phanh tang trống có cấu tạo như thế nào?

Về cơ bản, cấu tạo của phanh tang trống gồm các bộ phận chính như trống phanh, guốc phanh, piston, xi lanh bánh xe, lò xo hồi vị kết  hợp một số bộ phận thực hiện nhiệm vụ truyền lực khác. Cụ thể như sau:

  • Xi lanh bánh xe: Buồng chứa piston, cuppen, dầu.
  • Cuppen: Ngăn rò rỉ dầu, không cho khí lọt vào, làm kín xi lanh.
  • Lò xò hồi vị: Ép piston trở về vị trí ban đầu khi áp suất giảm.
  • Má phanh: ma sát trực tiếp cùng trống phanh. 
Cấu tạo phanh tang trống

Cấu tạo phanh tang trống (Nguồn: xedienXANH.net)

Phanh tang trống hoạt động ra sao?

Trên ô tô khi đang hoạt động, hệ thống phanh tang trống làm cho các bánh xe ngừng quay bằng cách đạp phanh. Khi người lái đạp phanh, dầu được truyền từ bình xi lanh chính đến xi lanh của bánh xe. Sau khi xi lanh bánh xe được truyền đầy dầu, thông qua piston, lò xo sẽ đẩy hai guốc phanh sang hai bên. Thời điểm này, guốc phanh sẽ tiếp xúc với trống phanh ở bên ngoại và tạo ra ma sát giúp bánh xe quay chậm dần và đến lúc dừng lại hẳn. 

Xem thêm: Túi khí ô tô – “vệ sĩ thầm lặng” bảo vệ an toàn khi xe va chạm mạnh

Ưu điểm phanh tang trống – Tối ưu chi phí sửa chữa

  • Quá trình phanh đảm bảo an toàn, khi phanh hạn chế được được tình trạng xe bị trượt lết gây nguy hiểm cho người điều khiển phương tiện. 
  • Phanh có kết cấu đơn giản nên dễ dàng bảo dưỡng, tháo lắp, tối ưu chi phí sửa chữa.
  • Phanh được thiết kế nguyên khối, kín, rất tốt trong việc tránh tác động từ môi trường bên ngoài, đảm bảo độ bền cao. Thời gian sử dụng phanh tang trống lâu hơn, phù hợp với sự thay đổi của thời tiết, điều kiện đường xá khác nhau. 
  • Chi phí lắp đặt, chế tạo phanh guốc thấp hơn phanh đĩa. Loại phanh này có thể ứng dụng rộng rãi trong kỹ thuật lắp ráp động cơ phương tiện vì vậy giá thành sản xuất được tối ưu. 
  • Có khả năng cường hóa tốt nên phù hợp với những ô tô trọng lượng lớn. 

Những nhược điểm phanh tang trống 

  • Do thời gian giảm tốc chậm nên khi đổ đèo hoặc khi phanh gấp, hiệu quả của phanh tang trống thấp hơn so với phanh đĩa. 
  • Thiết kế nguyên khối làm giảm khả năng tản nhiệt, phanh dễ bám bụi tại tang trống, guốc phanh, xi lanh bánh xe khiến những bộ phần này nhanh bị mòn hơn. 
  • Thiết kế kín còn làm giảm khả năng phanh do hơi nóng trong quá trình hoạt động thoát nhiệt kém. Điều này cũng làm giãn nở nhiệt của các thành phần trong cơ cấu phanh. 
  • Phanh tang trống có trọng lượng nặng hơn phanh đĩa. 
  • Lớp bề mặt của phanh được chế tạo từ hợp chất của asbestos nên có thể gây ra một số bệnh ung thư trên cơ thể người. 

Phanh tang trống giữ vai tròn quan trọng giúp đảm bảo an toàn cho những chuyến đi, vì vậy để hệ thống phanh đảm bảo hoạt động tốt cần kiểm tra, bảo dưỡng định kì. Ngoài những ưu điểm như khả năng vận hành bền bỉ, dễ dàng bảo dưỡng, phù hợp với đa dạng điều kiện thời tiết và giao thông khác nhau, thì phanh tang trống còn có một số hạn chế nhất định như khả năng tản nhiệt kém, độ nhanh của phanh thấp hơn phanh đĩa. Nên tuỳ vào điều kiện và môi trường di chuyển mà người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lựa chọn.

Scroll to Top