cấu tạo phanh tang trống thumb

Cấu tạo phanh tang trống trên ô tô và nguyên lý vận hành

Phanh tang trống là hệ thống phanh sử dụng nhiều trên ô tô và được đánh giá cao. Hiểu rõ cấu tạo phanh tang trống và các loại phanh thông dụng người dùng  sẽ có thêm kiến thức trong sử dụng, bảo dưỡng xe hơi hiệu quả và phù hợp.

Xem thêm: Tìm hiểu hệ thống phanh ABS: Khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Phanh tang trống là gì?

Phanh tang trống tên tiếng anh là Drum Brake, còn được biết đến với tên gọi là phanh đùm hoặc phanh guốc. Đây là hệ thống phanh được sáng chế bởi Louis Renault vào năm 1902, đảm bảo an toàn và được ứng dụng trên các loại phương tiện giao thông. 

Đặc điểm cấu tạo phanh tang trống trên ô tô

Đặc điểm cấu tạo phanh tang trống trên ô tô (Nguồn: xedienXANH.net)

Để điều khiển trống, những hệ thống phanh tang trống đầu tiên trong lịch sử đã sử dụng dây cáp và đòn bẩy. Đến năm 1930, phanh tang trống thủy lực ra đời với nhiều tính năng tân tiến hơn, vận hành dễ dàng hơn. Về cơ bản, phanh tang trống có thiết kế cồng kềnh và phức tạp, so với hệ thống các phanh khác trên thị trường loại phanh này có độ bền kém hơn. 

Xem thêm: Tổng hợp các hệ thống điện ô tô, điện tử ô tô phổ biến hiện nay

Đặc điểm cấu tạo phanh tang trống

Cấu tạo phanh tang trống gồm các bộ phận chính như xi lanh bánh xe, cuppen, piston, má phanh, lò xo hồi vị và một số bộ phận làm nhiệm vụ truyền lực khác. Mỗi bộ phận của phanh đảm nhận một chức năng riêng biệt như sau:

  • Xi lanh bánh xe (xi lanh phụ): Đây là buồng chứa cuppen, piston và dầu. 
  • Piston: Bộ phận được kết nối trực tiếp với guốc phanh. Khi có áp suất dầu, bộ phận này sẽ đẩy ra làm cho má phanh ép sát vào trống phanh, tác động một lực giúp xe giảm dần tốc độ hoặc dừng hẳn.
  • Cuppen: Có công dụng làm kín xi lanh, ngăn không cho khí bên ngoài lọt vào và rò rỉ dầu. 
  • Má phanh: Đây là bộ phận ma sát trực tiếp với trống phanh.
  • Lò xo hồi vị: Khi áp suất dầu giảm, lò xo hồi vị sẽ ép và đưa piston trở về vị trí ban đầu.
Cấu tạo phanh tang trống ở ô tô

Cấu tạo phanh tang trống (Nguồn: xedienXANH.net)

Cơ chế hoạt động phanh tang trống

Hệ thống phanh tang trống ô tô hoạt động bằng cách tác động trực tiếp một lực lên phanh. Lực này làm cho các bánh xe ngừng quay. Cụ thể, khi người dùng đạp phanh, cơ cấu phanh sẽ tạo ra một lực vừa đủ làm cho các bánh xe dừng quay. Đồng thời lực này có tác dụng kìm hãm quán tính của xe khiến xe có thể dừng lại. 

Guốc phanh sẽ được ép vào trống bằng cách sử dụng áp suất thủy lực truyền từ xilanh chính đến xi lanh của phanh. Trống phanh và lốp cùng quay khiến bánh xe dừng lại. Khi không có sự xuất hiện của áp suất đến xi lanh, lực của lò xo phản hồi đẩy guốc phanh rời khỏi mặt trong của trống phanh để quay trở về vị trí cũ. 

Xem thêm: Túi khí ô tô – “vệ sĩ thầm lặng” bảo vệ an toàn khi xe va chạm mạnh

Nguyên lý hoạt động phanh tang trống

Nguyên lý hoạt động phanh tang trống (Nguồn: xedienXANH.net)

Các loại phanh tang trống được ứng dụng phổ biến nhất

Phanh tang trống được chia thành 4 loại tùy theo sự kết hợp và mục đích của guốc dẫn. Cụ thể: 

  • Loại dẫn và kéo: Đặc điểm của loại phanh tang trống này là có neo cố định và có xi lanh bánh xe.
  • Loại hai guốc dẫn: Cấu tạo phanh tang trống này gồm hai bánh xi lanh cố định được liên kết lại thông qua một bộ điều chỉnh. Lực phanh tạo ra từ phanh hai guốc dẫn rất lớn. 
  • Loại một trợ động: Cấu trúc của phanh tang trống gồm một trợ động, xi lanh điều chỉnh, xi lanh bánh xe cố định.
  • Loại hai trợ động: Là sự kết hợp của xi lanh bánh xe cố định, hai trợ động và xi lanh điều chỉnh. 

Hệ thống phanh tang trống ô tô được đảm bảo giúp người dùng có được những chuyến đi an toàn, như ý. Những thông tin về cấu tạo phanh tang trống trên đây sẽ là tư liệu quan trọng để khách hàng lựa chọn, sử dụng hay bảo dưỡng xe dễ dàng hơn.

Scroll to Top