hệ thống phanh abs thumb

Tìm hiểu hệ thống phanh ABS: Khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động

Hệ thống phanh ABS hiện nay đã trở thành một trong những hệ thống an toàn bắt buộc trên xe được nhiều quốc gia áp dụng. Hệ thống có tác dụng giảm tốc độ, dừng và đỗ xe an toàn trong các trường hợp khẩn cấp, tránh các hiện tượng hãm cứng bánh xe khi ô tô phanh gấp trên những đoạn đường trơn trượt. 

Xem thêm: Tổng hợp các hệ thống điện ô tô, điện tử ô tô phổ biến hiện nay

1. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS là gì?

ABS là viết tắt của cụm từ trong tiếng Anh – Anti-lock Braking System. Đây là hệ thống chống bó cứng phanh – một trong những hệ thống an toàn chủ động phổ biến nhất hiện nay được nhiều thương hiệu xe hơi sử dụng cho các sản phẩm của mình. 

Hệ thống phanh ABS có khả năng điều khiển quá trình phanh hiệu quả giúp hạn chế va chạm, tai nạn. Ký hiệu ABS trên ô tô thể hiện chiếc xe đó có trang bị hệ thống chống bó cứng phanh.

Các thử nghiệm đã chỉ ra rằng một chiếc xe được trang bị phanh ABS di chuyển trên đường khi phanh gấp sẽ dừng lại trong khoảng cách ngắn hơn một chiếc xe không có ABS, ngay cả khi chiếc xe đó đang được điều khiển bởi một người có kinh nghiệm về phanh khi gặp sự cố.

Xem thêm: Những điều cần biết về hệ thống bôi trơn của xe ô tô

Hệ thống ABS nâng cao tính an toàn khi lái xe 

Hệ thống ABS giúp lái xe an toàn trong các tình huống phanh gấp (Nguồn: xedienXANH.net)

2. Cấu tạo hệ thống phanh ABS trên ô tô

Hệ thống phanh ABS trên xe ô tô gồm 3 bộ phận đảm nhiệm những chức năng nhiệm vụ riêng, cụ thể:

  • Cảm biến tốc độ: Thường được bố trí trên bánh hoặc bộ vi sai, có tác dụng phát hiện và truyền tín hiệu đến hệ thống ABS khi các các bánh xe có hiện tượng bị bó cứng.
  • Van thủy lực: Đây là bộ phận thực hiện kiểm soát má phanh ở mỗi bánh xe. Van thủy lực thường kiểm soát lực ở 3 vị trí cơ bản: van mở (áp lực phanh sẽ tạo lực truyền trực tiếp đến bánh xe tương ứng với lực người lái tác động), van khóa (áp lực người lái tác động sẽ thấp hơn áp lực phanh nhận được), van nhả (lực người lái tác động nhiều hơn áp lực phanh nhận được).
  • Hệ thống điều khiển: Cảm biến tốc độ sẽ truyền thông tin, dữ liệu đến hệ thống điều khiển để đưa ra các tính toán và điều chỉnh phù hợp về áp lực phanh hiệu quả nhất cho mỗi bánh xe.
ABS giúp đảm bảo tính ổn định của ô tô trong quá trình phanh

ABS giúp đảm bảo tính ổn định của ô tô trong quá trình phanh (Nguồn: xedienXANH.net)

3. Nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS

Hệ thống phanh ABS là một hệ thống phanh điện tử hoạt động theo nguyên tắc giống như phanh theo nhịp, nhưng hiệu quả hơn nhiều. Kỹ thuật phanh ABS này rất hữu ích cho phương tiện, vì người lái có thể đạp bàn phanh để lấy lại quyền kiểm soát tay lái, đồng thời mang lại hiệu quả phanh tối đa, nhất là trong các tình huống khẩn cấp.

Hệ thống ABS sử dụng các cảm biến để phát hiện khi một bánh xe đang quay với tốc độ khác với những bánh xe khác. Nếu cảm biến ghi nhận rằng một bánh xe đang quay chậm hơn khi phanh, thì đó là dấu hiệu bánh xe đang khóa hoặc sắp khóa. Sau đó, thiết bị điện tử giảm áp suất phanh bằng cách kích hoạt van xả, cho đến khi bánh xe đó có tốc độ quay bằng với các bánh xe khác.

Nếu bánh xe bị khóa lại, quá trình này được lặp lại, giống như cách bơm chân phanh, mặc dù các thiết bị điện tử đủ nhạy để nhận biết được điều này có thể lặp lại nhiều lần trong một giây, trong khi nhịp phanh của người lái xe chỉ có thể thực sự được lặp lại một hoặc hai lần một giây. Người dùng có thể biết hệ thống ABS của ô tô có hoạt động hay không nếu đạp phanh gấp và cảm thấy bàn đạp phanh rung lên dưới chân phải.

Hệ thống ABS hiện đại sử dụng mô-đun điều khiển 4 kênh có các cảm biến riêng lẻ và van xả trên cả 4 bánh – các biến thể cũ hơn có 2 hoặc 3 kênh sẽ có cảm biến trên trục trước hoặc trục sau, tùy thuộc vào cách bố trí của xe.

Xem thêm: Hệ thống treo khí nén ô tô: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

Hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay đều được trang bị hệ thống ABS

Hệ thống phanh ABS hoạt động theo nguyên tắc như phanh theo nhịp (Nguồn: xedienXANH.net)

Hiện nay, hệ thống phanh ABS là tiêu chuẩn an toàn bắt buộc đối với các dòng xe thường xuyên di chuyển trên cao tốc, các cung đường dễ trơn trượt. Chính vì vậy, để mang đến trải nghiệm lái an toàn nhất cho người lái, hầu hết các dòng xe ô tô hiện nay đều được trang bị tính năng chống bó cứng phanh ABS.

Scroll to Top