Nguyên lý hoạt động của công nghệ xe tự lái là dựa vào cảm biến, bộ điều khiển, thuật toán, hệ thống máy học và bộ xử lý giúp xe di chuyển một cách an toàn. Công nghệ thông minh này mang đến cho người lái nhiều trải nghiệm thú vị hơn khi sử dụng.
Ưu điểm công nghệ xe tự lái được đánh giá là an toàn, tối ưu khả năng vận hành, tiết kiệm thời gian cũng như sức lực con người. Trong tương lai xu hướng xe tự lái được dự đoán sẽ trở nên phổ biến hơn trên các đường phố khắp thế giới.
1. Công nghệ xe tự lái là gì?
Xe tự lái hay xe tự hành là một tên gọi chung. Xe có khả năng cảm nhận môi trường xung quanh và di chuyển an toàn, có thể ít hoặc không cần tới sự can thiệp của con người.
Công nghệ xe tự lái ra đời với sự kết hợp các công nghệ có khả năng cảm biến môi trường xung quanh như: Radar, lidar, sonar, định vị GPS, trí tuệ nhân tạo,… Hệ thống điều khiển sẽ phân tích thông tin từ đó xác định hướng xe di chuyển phù hợp cũng như đảm bảo an toàn nhất cho người ngồi trên xe.
Công nghệ xe tự lái có thể di chuyển an toàn mà không cần người lái (Nguồn: xedienxanh.net)
2. Công nghệ xe tự lái ra đời năm nào?
Theo thông tin ghi chép lại, chiếc xe hơi tự lái đầu tiên ra đời năm 1039. Xe tự lái lúc này là xe điện từ trường điều khiển bằng sóng vô tuyến.
Năm 1977, Nhật Bản đã cải tiến sử dụng hệ thống camera chuyển dữ liệu đến máy tính để xử lý hình ảnh đường đi. Nhược điểm, chính là xe chỉ có thể di chuyển được với tốc độ khoảng 32km/giờ. Một thập kỷ sau, người Đức tiếp tục cải tiến trang bị camera giúp xe tự lái di chuyển được với tốc độ gần gấp 3, khoảng 90km/giờ.
Từ 1950 – 2000 các tính năng an toàn, tiện lợi, đai ghế điều khiển và Antilock Brakes tiếp tục được khai thác và trang bị cho xe tự lái. Điều này giúp xe dần dần hoàn thiện hơn.
Tiếp đến từ 2000 – 2010, các tính năng tự động hóa, hệ thống kiểm soát hành trình, phát hiện điểm mù, cảnh báo va chạm, chệch làn và phanh chống bó cứng tiếp tục được phát triển với mục đích mang đến sự an toàn cao nhất cho người ngồi trên xe.
Từ 2010 – 2016, xe tự lái đã xuất hiện thêm các tính năng camera chiếu hậu, phanh khẩn cấp tự động và hỗ trợ tập trung vào làn đường.
Từ 2016 đến nay, xe đã được hoàn thiện đáng kể: Giúp người lái xe đi đúng làn đường, phát triển công nghệ ACC (hệ thống kiểm soát hành trình thích ứng) và khả năng tự đỗ xe.
Dự đoán tới năm 2025 các chuyên gia sẽ tập trung nghiên cứu để nâng cấp thêm các tính năng giúp xe tự lái có thể vận hành một cách trơn tru nhất trước khi đưa vào hoạt động.
Xem thêm:
- Giới thiệu và hướng dẫn cách sử dụng app xe điện VinFast
- Hướng dẫn cách thanh toán tiền thuê pin VinFast nhanh gọn
- Khi nào thì cần bảo dưỡng phụ tùng xe điện VinFast?
3. Phân loại cấp độ, công nghệ xe tự lái loại nào tốt?
Hiện nay công nghệ xe tự lái được phân làm 5 cấp độ tự lái khác nhau, mục đích xe có thể xác định độ tự chủ phương tiện trong quá trình vận hành.
- Cấp độ tự lái 1: Có ít nhất 1 tính năng hỗ trợ
Ở cấp độ 1, người lái vẫn phải tự mình thực hiện các tác vụ điều khiển xe cần thiết. Xe sẽ chủ động hỗ trợ người lái 1 vài tính năng trong việc điều hướng chiếc xe ở một vài trường hợp cụ thể.
- Cấp độ tự lái 2: Kết hợp 2 tính năng
Ở cấp độ này xe sở hữu nhiều Hệ thống hỗ trợ người lái – Advanced Driver Assistance Systems (ADAS). Lúc này hệ thống tự lái sẽ tự lập trình từ trước giúp phương tiện tự đánh lái, tăng tốc và phanh trong những tình huống cần thiết.
Tuy nhiên, dù đã có sự hỗ trợ từ công nghệ tự lái nhưng tài xế vẫn phải tham gia vào quá trình điều khiển xe. 2 tay cần đặt lên vô lăng cũng như theo dõi hướng di chuyển của phương tiện
Ở mỗi cấp độ tự lái, xe có những hoàn thiện về mặt tính năng nhằm đảm bảo sự an toàn (Nguồn: xedienxanh.net)
- Cấp độ tự lái 3: Xe tự vận hành, người lái chỉ can thiệp trong trường hợp cần thiết
Ở cấp độ tự lái thứ 3, xe đã có thể tự động hóa có điều kiện, với nhiều hệ thống hỗ trợ người lái bằng trí tuệ nhân tạo – AI.
Mặc dù xe tự lái cấp độ 3 có thể hoạt động mà không cần sự can dự của tài xế vào quá trình điều khiển, tuy nhiên người lái vẫn bắt buộc phải có mặt để kiểm soát phương tiện, phòng trường hợp xe dừng đột ngột do lỗi hệ thống.
- Cấp độ tự lái 4: Xe tự lái an toàn trong 1 khu vực địa lý nhất định
Ở cấp độ 4 xe tự lái có thể di chuyển mà không cần bất cứ sự can thiệp nào của tài xế. Lúc này xe đã được lập trình để tự dừng trong trường hợp hệ thống bị lỗi.
Tuy nhiên một vấn đề được coi là hạn chế ở cấp độ số 4 chính là xe chỉ có thể di chuyển được trong vùng ranh giới nhất định, bên cạnh đó điều kiện thời tiết cũng có thể hạn chế sự hoạt động của xe.
- Cấp độ tự lái 5: Xe có thể tự lái mọi lúc, mọi nơi, mọi điều kiện thời tiết và không cần tài xế
Mức độ 5 được đánh giá là cấp độ cao nhất trong thang đo của SAE. Ngoài việc không cần người lái tham gia bất kỳ hoạt động nào, thì xe cũng không có vô lăng, tay ga, chân phanh và gương chiếu hậu như xe truyền thống.
Ở cấp độ 5, xe có thể di chuyển tại mọi vùng địa lý mà không giới hạn phạm vi cũng như điều kiện thời tiết. Sự tham gia duy nhất của con người đối chỉ là ra lệnh cho xe di chuyển đến đâu.
Có thể thấy ở cấp độ càng cao, ưu điểm công nghệ xe tự lái càng được hoàn thiện và tối ưu hơn cho chính người dùng.
4. Tiêu chuẩn an toàn của công nghệ xe tự lái
Các nhà sản xuất xe tự lái cần tuân thủ theo Tiêu chuẩn An toàn Phương tiện Cơ giới Liên bang (FMVSS – Federal Motor Vehicle Safety Standards) và xe tự lái cần được chứng nhận đảm bảo an toàn, không gặp rủi ro khi tham gia giao thông.
Một vài tiêu chuẩn được đề ra đối với xe tự lái như:
- Xe tự lái phải chủ động xác định đối tượng trong phạm vi di chuyển.
- Những điểm cần tăng hoặc giảm tốc độ, hệ thống cần tự đưa ra được quyết định.
- Phần mềm điều khiển cần đảm bảo an toàn và khắc phục được các rủi ro có thể xảy ra trong vấn đề an ninh mạng.
Hiện công nghệ xe tự lái của Tesla vẫn yêu cầu phải có tài xế (Nguồn: xedienxanh.net)
Ở một số cấp độ, người lái vẫn cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất, vẫn cần có sự giám sát khi xe chạy để tránh những sự cố bất ngờ.
VinFast là đơn vị tiên phong sản xuất xe điện đầu tiên được trang bị nhiều tính năng hỗ trợ lái thông minh và VF e34 là một minh chứng. Mẫu xe ô tô điện VinFast VF e34 được trang bị 3 tính năng ưu việt: Điều khiển bằng giọng nói (nhận diện gióng nói tiếng Việt để điều khiển hệ thống giải trí và làm trợ lý ảo), ứng dụng trí tuệ nhân tạo AI (khả năng tự học, tự ghi nhớ và đề xuất) và quản lý xe thông minh (cập nhật phần mềm xe từ xa, tìm kiếm và định vị, cảnh báo tình trạng pin, dẫn đường đến trạm sạc).
Với sự phát triển của công nghệ hiện đại, công nghệ xe tự lái được coi là một bước tiến mới trong ngành sản xuất ô tô điện. Sự ra đời của công nghệ này đã nâng trải nghiệm người dùng lên một tầm cao mới.
Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, VinFast đã, đang và sẽ tiếp tục mang đến cho thị trường những mẫu xe ô tô điện hiện đại, với nhiều tính năng thông minh, ứng dụng công nghệ xe tự lái để tối ưu trải nghiệm của người lái trên mỗi hành trình.
Khách hàng có thể đặt mua VF e34 hoặc đặt cọc VF 8, VF 9 để sở hữu những mẫu xe ô tô điện đẳng cấp và trải nghiệm những tính năng thông minh vượt trội.