cấu tạo trạm xe

Quy mô và cấu tạo trạm sạc xe điện đạt tiêu chuẩn hiện nay

Cấu tạo trạm sạc xe điện tiêu chuẩn cần đảm bảo các yếu tố liên quan đến không gian, cảnh quan, hệ thống biển chỉ dẫn, ánh sáng, hạ tầng điện,… Ngoài ra, trạm sạc còn phải đáp ứng được quy mô lớn và an toàn theo nhu cầu sạc xe tại các bãi xe công cộng trong trung tâm thương mại, khu chung cư,…

1. Cấu tạo trạm xe điện tiêu chuẩn hiện nay

1.1 Cảnh quan trạm sạc

Trạm sạc điện là nơi hỗ trợ người dùng có thể nạp pin tạm thời vì thế những yếu tố như cảnh quan trạm sạc cũng rất quan trọng trong việc thiết kế trạm sạc xe điện đúng chuẩn. Thông thường, cảnh quan của trạm sạc thoáng mát, có bố trí cây xanh phía trước hoặc bên cạnh bãi đỗ xe để người dùng dễ dàng nhận diện, đồng thời việc có mặt những bãi cỏ xanh mướt cũng giúp cho không gian trở nên trong lành, dễ chịu hơn cũng như thu hút sự chú ý của người dùng.

Không chỉ vậy, việc bố trí cảnh quan tiếp giáp mặt đất xung quanh các bãi đỗ xe, trạm sạc cũng giúp tạo điều kiện để lắp đặt các thiết bị sạc điện phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến vỉa hè, lòng đường gây mất thẩm mỹ. 

Cảnh quan tại trạm sạc điện thoáng mát, thường có cây xanh giúp người dùng nhận diện tốt hơn

Cảnh quan tại trạm sạc điện thoáng mát, thường có cây xanh giúp người dùng nhận diện tốt hơn (Nguồn: xedienxanh.net)

Xem thêm:

1.2 Không gian đậu xe trạm sạc

Hiện nay các bãi đậu xe trong thành phố đang là những địa điểm được ưu tiên trong việc lắp đặt trạm sạc điện bởi những nơi này thường có diện tích lớn đồng thời cũng thuận lợi hơn trong việc lắp đặt các trụ sạc điện. Bên cạnh đó, những bãi đậu xe trong các khu dân cư, khu vui chơi, trường học, siêu thị, trung tâm thương mại lớn cũng là những địa điểm phù hợp để lắp đặt trạm sạc. Tất cả những vị trí này đều có mật độ xe đông, chủ phương tiện có thể vừa tìm được chỗ đỗ xe vừa có thể thuận tiện sạc pin cho xe.

Theo tiêu chuẩn của cấu tạo trạm sạc xe điện, diện tích không gian và vị trí phù hợp là 2 yếu tố rất quan trọng, bởi trạm sạc sẽ ưu tiên lắp đặt những trụ sạc lớn, có thể sạc được nhiều xe cùng một lúc.  

Bên cạnh đó, không gian lắp đặt trạm sạc cũng cần đáp ứng yêu cầu bằng phẳng, có mức chi phí lắp đặt thi công thấp đồng thời đảm bảo thẩm mỹ. Cấu tạo trạm sạc thường lắp đặt hệ thống đường điện ngầm nhằm bảo đảm an toàn cho người dùng, những nơi thường xuyên ngập mưa sẽ không được ưu tiên lắp đặt. 

Minh hoạ về cấu tạo trạm sạc xe điện VinFast có diện tích lớn, độ bằng phẳng cao

Diện tích không gian tại các trạm sạc điện VinFast rộng lớn (Nguồn: xedienxanh.net)

1.3 Biển chỉ dẫn

Tất cả biển chỉ dẫn bên trong các trạm sạc điện đều sẽ được thiết kế theo quy tắc chung. Theo đó, người dùng dễ dàng nắm bắt được nội dung chỉ dẫn cũng như phát hiện ra trạm sạc xe điện nhanh hơn.

1.4 Lối đậu xe

Một trong những yếu tố không thể thiếu tạo nên cấu tạo trạm sạc xe điện đạt chuẩn là cách bố trí lối đậu xe. Các khoảng trống đỗ xe được đặt ở vị trí cách nhau hợp lý sẽ giúp giảm thiểu khả năng va chạm giữa các xe và người đi bộ khi ra vào trạm sạc điện, đảm bảo an toàn cho người dùng và cả bãi đỗ xe.  

Thông thường, những lối đậu xe sẽ có kích thước đảm bảo an toàn cho xe khi lùi ra khỏi vị trí đậu cũng như tạo được khoảng cách an toàn nhất định với xe ở phía sau, hạn chế tối đa khả năng va quẹt. Ngoài ra, lối đi dành cho người đi bộ hay những người vận chuyển hàng hóa cũng cần chú trọng, cân nhắc kỹ lưỡng trước khi lắp đặt trạm sạc điện. 

Bố trí lối đậu xe đạt chuẩn, khoảng cách tốt mang lại sự an toàn cho người dùng

Bố trí lối đậu xe đạt chuẩn, khoảng cách tốt mang lại sự an toàn cho người dùng (Nguồn: xedienxanh.net)

1.5 Khu vực đi bộ

Khi thiết kế trạm sạc xe điện sẽ phải tránh xa làn đường dành cho người đi bộ ở các bãi đậu xe nhằm đảm bảo an toàn và hạn chế hỏng hóc, cố tình hoặc vô tình va chạm của những người đi đường do sự tò mò khi nhìn thấy khu trạm sạc. 

1.6 Khu sạc điện

Trong cấu tạo trạm sạc xe điện thì khu sạc điện chính là vị trí cốt lõi nhất. Vì vậy, khu vực này cần được thiết kế sao cho người dùng cảm thấy đơn giản, dễ dàng tiếp cận. Các bảng điện cần hiển thị thông tin chính xác, rõ ràng, ống dẫn điện phải được âm tường, hoặc ẩn trong trần nhà, dầm nhà để đảm bảo an toàn cao nhất. Bên cạnh đó, sàn trong khu sạc phải được làm bằng bê tông cốt thép với chất lượng cao, ổn định, lâu bền để chịu được sức tải của các xe khi di chuyển qua mỗi ngày.

Các trạm thu lôi sẽ được ưu tiên lắp đặt trong khu sạc điện để đề phòng sấm chớp, đồng thời trạm sạc điện dành cho người bị khuyết tật sẽ được ưu tiên lắp đặt tại những nơi không có độ dốc cao, khó khăn di chuyển hay những nơi không có bậc thang để đảm bảo trải nghiệm sạc điện tối ưu. 

Khu sạc điện cần thiết kế đơn giản cho người dùng dễ tiếp cận, sử dụng

Khu sạc điện cần thiết kế đơn giản, dễ tiếp cận (Nguồn: xedienxanh.net)

1.7 Hạ tầng điện

Hạ tầng điện luôn cần đảm bảo 2 yếu tố: độ an toàn tối đa cho hệ thống trạm sạc lẫn người dùng và phù hợp với các mẫu xe điện khác nhau về công suất và thông số. Điều này giúp pin xe điện có thể hoạt động ổn định và đảm bảo tuổi thọ lâu bền. Ngoài ra, hạ tầng điện luôn cần được lắp đặt kín đáo dưới sàn nhà, trong trần nhà hoặc trong tường kín để đảm bảo không có sự cố đáng tiếc xảy ra. 

1.8 Hệ thống liên lạc

Hệ thống liên lạc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo người dùng có thể gọi hotline hoặc nhân viên kỹ thuật, chủ trạm khi có sự cố xảy ra. Các cách thức liên lạc cơ bản có thể lắp đặt là các nút bấm chuông báo hoặc hotline cụ thể để người dùng dễ dàng liên lạc nhanh chóng. Yêu cầu duy nhất dành cho hệ thống liên lạc là đảm bảo trực quan, dễ nhìn thấy, để bất kỳ ai cũng có thể sử dụng ngay khi cần. 

​​

Hạ tầng điện luôn được lắp đặt kín dưới sàn hoặc bên trong tường để đảm bảo an toàn (Nguồn: xedienxanh.net)

1.9 Ánh sáng

Việc lắp đặt hệ thống ánh sáng chất lượng đóng vai rất quan trọng đối với cấu tạo trạm sạc xe điện bởi nhờ có ánh sáng tốt mà người dùng có thể quan sát vị trí cũng như đỗ xe an toàn, đúng vị trí. Bên cạnh đó, nhờ đủ ánh sáng mà người dùng có thể nhìn thấy chỉ dẫn, thao tác sạc điện nhanh chóng, chính xác hơn; đặc biệt tạo cảm giác an toàn hơn về ban đêm. 

Vị trí ưu tiên lắp đặt ánh sáng trong trạm sạc chính là các khu vực góc và góc khuất của trạm. Các trụ sạc cũng cần được lắp đủ ánh sáng để hỗ trợ người dùng quan sát rõ các chỉ số hơn khi thực hiện các thao tác sạc pin cho xe. 

Đèn luôn được thắp sáng ưu tiên ở các khúc cua, góc khuất bên trong trạm sạc giúp người dùng dễ quan sát

Đèn luôn được thắp sáng ưu tiên ở các khúc cua, góc khuất bên trong trạm sạc (Nguồn: xedienxanh.net)

2. Quy mô và công suất trạm sạc của VinFast

Vị trí lắp đặt hệ thống trạm sạc VinFastQuy môCông suất
Bãi đỗ xe, bến xeXe ô tô điện: tối thiểu 10 trạmXe máy điện: tối thiểu 8 lối sạcXe ô tô điện: 11kW và 30kWXe máy điện: 1,2kW
Trạm dừng nghỉ, trạm đổ xăng dầuCao tốc, quốc lộ: 10 trụ sạc cho tối đa 20 xeTrong khu đô thị: 2 trụ sạc cho tối đa 4 xeTrụ sạc nhanh DC với công suất 60kW
Chung cư văn phòng7-8 trụ sạc ô tô cho 7-8 xe và tối đa 4 trụ sạc cho xe máy điện cho khoảng 20 chiếc xe.Trụ sạc nhanh ô tô, công suất 11kW và 30kW
Trung tâm thương mạiXe ô tô: 8-12 trụ sạc cho tối đa 8-12 xeXe máy điện: 2 trụ sạc cho 8 xe cùng lúcTrụ sạc nhanh ô tô với công suất 11kW và 30kW
Trạm dừng nghỉ xăng đầu đường cao tốc, quốc lộTrên cao tốc & quốc lộ: 10 trụ cho tối đa 20 xe sạcTrong khu đô thị: 2 trụ phục vụ cho 4 xe cùng lúcTrạm sạc nhanh DC với công suất 60kW

3. Các loại trụ điện sạc

3.1 Trụ sạc xe máy

Trong cấu tạo trạm sạc xe điện thông thường sẽ có cả trụ sạc dành cho xe máy lẫn xe ô tô điện. Trụ sạc xe máy có thiết kế dạng tủ đứng hoặc dạng treo, điện áp 1 pha 220V hoạt động ổn định với công suất 1,2kW/cổng sạc. Mỗi trụ sạc xe máy có thể có 2-4 cổng sạc để phục vụ cho việc sạc thuận tiện với thời gian sạc đầy xe tiêu chuẩn khoảng 4 giờ. Trạm sạc xe máy thường đặt ở những bãi đỗ xe có thời gian đỗ e dài như chung cư, trường học,…

Trụ sạc xe máy có thiết kế dạng tủ đứng hoặc dạng treo, điện áp 1 pha 220V, công suất 1,2kW/cổng sạc

Trụ sạc xe máy có thiết kế dạng tủ đứng hoặc dạng treo, điện áp 1 pha 220V, công suất 1,2kW/cổng sạc (Nguồn: xedienxanh.net)

3.2 Trụ sạc ô tô

  • Sạc ô tô điện DC30kW: trụ sạc này có công suất từ 20kW trở lên/cổng sạc, sử dụng điện áp 3fa, thường đặt tại các bãi đỗ xe công cộng. Thời gian sạc xe khoảng 40-120 phút cho 80% lượng pin tùy vào dòng xe với số lượng 1 cổng/trụ sạc. 
  • Sạc ô tô điện DC60kW: trụ sạc nhanh DC 60kW thường có thiết kế tủ đứng, hoạt động với điện áp 3fa, được trang bị 2 cổng sạ/trụ sạc. Công suất hoạt động từ 60kW trở lên với thời gian làm đầy pin khoảng 30-90 phút tùy theo dòng xe. 
  • Sạc ô tô điện AC11kW: thường được lắp đặt tại các bãi gửi xe công cộng có thời gian gửi xe dài, có thể sạc đầy pin xe trong khoảng thời gian 6-8 giờ. 
Trục sạc ô tô có 3 loại  DC60kW, AC11kW và DC30kW

Trục sạc ô tô có 3 loại  DC60kW, AC11kW và DC30kW hỗ trợ người dùng được cấp nguồn điện nhanh chóng tại các trạm sạc (Nguồn: xedienxanh.net)

Hiện nay trên thị trường cũng có các trạm sạc khác nhau, nhưng hầu hết cấu tạo trạm sạc xe điện của VinFast luôn đề cao tính an toàn và chất lượng, hiệu quả cho người dùng. Không chỉ hỗ trợ người dùng có thể nạp pin nhanh chóng mà còn tạo nên hệ thống sạc điện an toàn chuẩn Châu Âu, hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy đến và giúp người dùng theo dõi chính xác thời gian, lượng điện đã sạc cho xe, từ đó có thể thanh toán đúng theo bảng giá một cách minh bạch.

Scroll to Top