Gọi cứu hộ ô tô là việc quan trọng khi xe gặp sự cố lưu thông trên đường. Giá cứu hộ căn bản dao động từ 150.000 – 450.000 VNĐ tùy dịch vụ. Ngoài chi phí cứu hộ, người lái cần nắm rõ thông tin xe, tình trạng, địa điểm,… để đội cứu hội nhanh chóng tiếp cận và xử lý kịp thời.
1. Lái xe nên nắm được bảng giá dịch vụ cứu hộ xe ô tô cơ bản
Giá dịch vụ cứu hộ xe ô tô được tính dựa trên các yếu tố: khoảng cách đi lại, dòng xe, loại xe, mức độ nghiêm trọng của sự cố…. Tuy nhiên, khách hàng có thể tham khảo mức giá dịch vụ cơ bản để nắm rõ được mức phí cần chi trả cho dịch vụ này, cụ thể như sau:
Dịch vụ | Ban ngày | Ban đêm |
Chết máy, ắc quy | 300.000 VNĐ | 450.000 VNĐ |
Vá, thay lốp ô tô | 200.000 VNĐ | 300.000 VNĐ |
Nhiên liệu cứu trợ | 150.000 VNĐ | 200.000 VNĐ |
Mở khóa xe ô tô | 300.000 VNĐ | 450.000 VNĐ |
Thay dầu máy, nước mát | 250.000 VNĐ | 300.000 VNĐ |
Bảng giá gọi cứu hộ ô tô cơ bản dao động từ 150.000 – 450.000 VNĐ tùy dịch vụ (Nguồn: xedienxanh.net)
Trường hợp sự cố nghiêm trọng cần phải kéo về điểm sửa chữa sẽ có thêm phí kéo xe:
- Khu vực nội thành: Đối với xe ô tô từ 4-16 chỗ ngồi, mức phí kéo xe khoảng 750.000 VNĐ/lần kéo.
- Khu vực ngoại thành: Những khu vực ngoại thành luôn có mức phí kéo xe cao hơn so với nội thành từ 1,2-1,4 lần cho một lần kéo. Mức giá ban đầu sẽ là 550.000, sau đó sẽ tăng lên tùy theo khoảng cách xe hỏng về đến nơi sửa chữa với mức phí 22.000/km. Mức phí này đã bao gồm VAT, tiền cầu đường, chưa bao gồm chi phí đi phà (nếu có), đồng thời chi phí đối với các phương tiện đặc biệt sẽ có mức giá khác nhau.
Mức phí kéo xe khoảng 750.000 VNĐ/lần kéo trong nội thành và từ 500.000 VNĐ cho phí kéo xe ngoại thành (Nguồn: xedienxanh.net)
Xem thêm:
- So sánh VinFast Klara S và Pega S: Giá bán, thiết kế, pin
- So sánh VinFast Ludo và Yadea X-Joy: giá bán, thông số & đánh giá
- So sánh VinFast Impes và Yadea E3: Giá bán, thiết kế và vận hành
2. Lái xe nên làm gì khi gọi cứu hộ ô tô
2.1 Nắm rõ thông tin xe ô tô và sự cố xe đang gặp phải
Khi gọi cứu hộ ô tô, lái xe cần lưu ý nắm rõ các thông tin về xe cũng như tình hình sự cố đang gặp phải gồm: hãng xe, đời xe, tên xe,… bởi mỗi dòng xe, mẫu xe luôn có những khác biệt nhất định về thông số, kỹ thuật, cách sửa chữa cũng khác nhau. Từ việc nắm rõ thông tin về xe, lái xe có thể thông báo kỹ càng cho đội cứu hộ để có thể chuẩn bị tốt nhất các thiết bị, dụng cụ phù hợp với từng loại xe, đồng thời giúp đội cứu hộ tiết kiệm thời gian trong việc chuẩn bị.
Bên cạnh đó, người lái cần xác định rõ tình hình xe đang gặp phải khi gọi cứu hộ ô tô. Khi mô tả được kỹ càng tình huống, hiện trạng, các lỗi mà xe đang gặp phải, đội cứu hộ sẽ dễ dàng đưa ra những tư vấn, xử lý kịp thời. Trong trường hợp người điều khiển không nắm được tình trạng của xe thì nên cố gắng mô tả ngắn gọn, rõ ràng nhất sự cố để đội cứu hộ có sự chuẩn bị kỹ càng hơn. Người lái tuyệt đối không nên tự ý sửa chữa nếu không thực sự am hiểu và nắm rõ về sự cố của xe hoặc chưa nghe được tư vấn chi tiết và chính xác từ đội cứu hộ.
Lái xe cần nắm rõ các thông tin phương tiện khi liên lạc với nhân viên cứu hộ (Nguồn: xedienxanh.net)
2.2 Hỏi giá cứu hộ ô tô trước
Việc hỏi trước về giá cứu hộ sẽ giúp cho người lái xe thoải mái tâm lý hơn sau khi gặp sự cố. Hơn nữa, mỗi đơn vị sẽ có mức giá không giống nhau tùy vào chất lượng, độ uy tín. Người lái xe hãy chủ động cân đối tài chính cũng như chú ý tham khảo giá trước khi đưa ra yêu cầu chính thức để tránh bất ngờ về giá thành quá cao, không tương xứng với chất lượng.
Hỏi trước về giá cứu hộ sẽ giúp cho người lái xe thoải mái tâm lý hơn sau khi gặp sự cố (Nguồn: xedienxanh.net)
2.3 Không nên tự ý sửa chữa khi không nắm chắc chuyên môn
Nếu người lái không có kinh nghiệm cũng như không am hiểu về xe nhưng lại tự ý sửa chữa xe trước khi gọi cứu hộ tô sẽ dễ làm cho tình trạng xe trở nên tệ hơn và gây ra nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ. Vì vậy, khi xảy ra sự cố, việc đầu tiên người lái xe cần làm là xem xét cẩn thận tình hình và sau đó gọi ngay cho đội cứu hộ uy tín để được nghe tư vấn hoặc chờ đợi sửa chữa.
2.4 Đặt cảnh báo sự cố khi gọi cứu hộ ô tô
Đặt cảnh báo sự cố khi gọi đội cứu hộ ô tô là việc làm rất quan trọng mỗi tài xế cần nhớ bởi thông thường các sự cố sẽ diễn ra lúc xe đang lưu thông trên đường. Việc bật cảnh báo sẽ giúp cho các phương tiện khác có thể nhận biết được tình huống và chủ động tránh “chướng ngại vật”. Không những thế, việc bật cảnh báo đèn cứu hộ sẽ giúp đội cứu hộ nhanh chóng nhìn thấy xe hơn giữa hàng loạt xe đang lưu thông qua lại trên đường.
Đặt cảnh báo sự cố khi gọi cứu hộ ô tô là việc làm rất quan trọng (Nguồn: xedienxanh.net)
3. Lái xe nên trang bị bộ cứu hộ lốp ô tô sẵn trên xe
Trong các sự cố mà xe ô tô có gặp phải thì sự cố về lốp xe là dễ gặp nhất khi đang lưu thông và đây cũng là sự cố mà người lái có thể tự xử lý mà không cần đến đội cứu hội. Tuy nhiên, để lái xe có thể tự xử lý được thì phương tiện cần được trang bị bộ cứu hộ lốp ô tô (lốp dự phòng). Hiện nay, bộ lốp cứu hộ phổ biến nhất là loại 3 trong 1 sử dụng 12V với mức giá dao động từ 2-4 triệu đồng, được bán tại các cửa hàng hoặc trang thương mại điện tử.
Bộ lốp cứu hộ 3 trong 1 được trang bị thêm búa an toàn, búa đục và lưỡi dao hỗ trợ cắt dây an toàn giúp người lái nhanh chóng thoát hiểm khi xe gặp sự cố. Ngoài ra, bộ cứu hộ lốp còn có những dụng cụ như:
- Thiết bị bơm lốp tích hợp kích ô tô
- Kẹp điện, găng tay
- Búa an toàn
- Khẩu tuýp, súng vặn ốc với lực vặn 380N, hỗ trợ siết và vặn ốc cực mạnh chỉ trong vài giây.
Phương tiện ô tô cần trang bị lốp dự phòng để dễ dàng thay thế khi gặp sự cố lốp (Nguồn: xedienxanh.net)
4. ECall – Công nghệ tự động gọi cứu hộ ô tô khi có sự cố
ECall được biết đến là hệ thống tự động gọi cảnh sát trên xe ô tô sau khi gặp sự cố (emergency-call-system). Mục đích của hệ thống này chính là giúp các đội cứu hộ tiếp cận nơi xảy ra sự cố nhanh chóng hơn, từ đó giảm số lượng thương vong cho người ngồi trong xe.
ECall luôn được kích hoạt ngay sau khi các bộ phận cảm biến/xử lý của xe, như là túi khí, phát hiện ra sự cố va đập nghiêm trọng của xe. Tính năng ECall cũng có thể được kích hoạt thông qua nút bấm trên xe trong trường hợp người bên trong xe muốn chắc chắn xe đã gửi đi tín hiệu gặp sự cố thành công. Sau đó, khi xe phát hiện sự cố, hệ thống IVS (IN-Vehicle system) trên xe sẽ lập tức thu thập dữ liệu quan trọng như địa điểm và tự động gọi điện cho cảnh sát/đội cứu hộ gần nhất. ECall có khả năng cung cấp chính xác địa điểm, thời gian, số lượng người trong xe và cả tình trạng xe để đội cứu hộ/cảnh sát biết. Sau khi nhận được các tín hiệu đó, đội cứu hộ/cảnh sát sẽ tiến hành liên lạc với người ngồi bên trong để tiếp tục nắm bắt tình hình.
ECall là hệ thống tự động gọi cảnh sát trên xe ô tô sau khi gặp sự cố (Nguồn: xedienxanh.net)
Hiện nay, ECall là một trong những công nghệ rất phổ biến ở Châu Âu, các xe ô tô đều bắt buộc phải được cài đặt hệ thống này từ năm 2021 theo cơ quan quản lý viễn thông UAE (TRA).
Tại Việt Nam, xe ô tô điện VF e34 được trang bị hệ thống ECall theo tiêu chuẩn Châu Âu. Đây là một trong những bước tiến vượt trội của ngành công nghiệp sản xuất ô tô tại Việt Nam, góp phần khẳng định tầm nhìn, sứ mệnh đưa VinFast trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu. Để hệ thống ECall trên xe ô tô điện VinFast VF e34 hoạt động, người dùng cần kết nối với điện thoại thông minh thế hệ mới trên thị trường để ngay khi xe gặp các sự cố liên quan đến pin xe, lốp và các sự cố liên quan đến tai nạn, người dùng có thể kích hoạt ngay hệ thống để đội cứu hộ tiếp nhận và hỗ trợ kịp thời nhất có thể.
Hệ thống ECall chuẩn châu Âu hỗ trợ xe điện VinFast VFe34 gọi cứu hộ ô tô (Nguồn: xedienxanh.net)
Bên cạnh việc chú ý lái xe an toàn, người điều khiển xe cần linh hoạt nắm bắt tình hình quan trọng tại thời điểm xảy ra sự cố để dễ dàng gọi cứu hộ ô tô và giải quyết tình huống nhanh chóng hơn. Hiện nay, khách hàng có thể tham khảo những mẫu xe có tích hợp hệ thống ECall chuẩn Châu Âu để đảm bảo những trải nghiệm lái xe an toàn hơn trong tương lai.