mức phạt nòng đồ cồn

Mức phạt nồng độ cồn ô tô theo quy định mới nhất

Mức phạt nồng độ cồn ô tô năm 2022 áp dụng quy định từ Nghị định 123/2021 sửa đổi Nghị định 100/2019. Theo đó, người điều khiển xe ôtô có thể bị phạt lên đến 40 triệu đồng khi vi phạm nồng độ cồn ở mức cao.

Theo số liệu từ Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia những năm gần đây, tỷ lệ tai nạn giao thông vì rượu bia ngày càng gia tăng. Tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức mức phạt nồng độ cồn ô tô cũng như các phương tiện khác được quy định nghiêm ngặt hơn. Các thông tin về mức độ nồng độ cồn trong cơ thể và mức phạt nồng độ cồn khi điều khiển xe ô tô được cập nhật cụ thể dưới đây.

1. Hai phương pháp xác định nồng độ cồn

Theo quy định tại Nghị định 123/2021 sửa đổi Nghị định 100/2019 về xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt, người điều khiển xe sau khi uống rượu bia có thể bị phạt lên đến 40 triệu động và bị tước giấy phép lái xe từ 22 – 24 tháng.

Mức phạt nồng độ cồn ô tô cũng như các phương tiện khác dựa trên các chỉ số thu được từ hai phương pháp xác định nồng độ cồn.

– Xác định nồng độ cồn trong máu:

Cách này dùng để đo chính xác mức độ cồn trong máu và thường được áp dụng trong trường hợp nghi ngờ người lái xe có uống rượu bia, bị ngộ rượu hay người có nguy cơ ngộ độc do uống phải sản phẩm chứa cồn.

Xác định nồng độ cồn trong máu khi nghi ngờ người lái xe có dùng rượu, bia

Xác định nồng độ cồn trong máu khi nghi ngờ người lái xe có dùng rượu, bia (Nguồn: xedienxanh.net)

Nồng độ cồn trong máu được tính như sau: C = 1,056*A:(10W*R). Các chỉ số tương ứng là:

  • A: số đơn vị mà người lái xe nạp vào (220ml bia có nồng độ cồn 5%, 100ml rượu vang nồng độ cồn 13,5% và 30ml rượu loại mạnh nồng độ cồn là 4%).
  • W: số cân nặng
  • R: hằng số hấp thụ bia rượu tùy theo giới tính (R = 0,7 đối nam giới, R = 0,6 với nữ giới).

– Xác định nồng độ cồn trong khí thở:

Phương pháp này thường được dùng tại các chốt kiểm soát giao thông. Cảnh sát  giao thông sẽ thực hiện đo nồng độ cồn trong khí thở của người lái xe. Biện pháp này cho kết quả nhanh chóng và độ chính xác cao, nhờ đó áp dụng được các mức phạt nồng độ cồn ô tô cũng như các phương tiện khác phù hợp với Nghị định.

Nồng độ cồn xác định theo phương pháp đo trong khí thở được sách định theo công thức: B = C: 210, trong đó:

  • B chỉ nồng độ cồn trong khí thở.
  • C là nồng độ cồn trong máu (C tính theo công thức: C = 1,056*A:(10W*R)).
Cảnh sát  giao thông đo nồng độ cồn trong khí thở người lái xe

Cảnh sát  giao thông đo nồng độ cồn trong khí thở người lái xe (Nguồn: xedienxanh.net)

Xem thêm:

2. Mức phạt nồng độ cồn

Các mức phạt đối với các loại phương tiện giao thông dưới đây được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

2.1. Mức phạt nồng độ cồn ô tô

Có 3 mức phạt nồng độ cồn ô tô với người điều khiển xe khi có nồng độ cồn trong cơ thể:

  • Có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 6 đến 8 triệu đồng và bị giữ Giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.
  • Trường hợp nồng độ cồn trong máu cồn vượt quá 50 đến 80 miligam/100 mililít máu, còn với nồng độ hơi thở nếu vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 16 đến 18 triệu đồng. Hình thức phạt bổ sung với vi phạm này là người điều khiển xe bị tước Giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.
  • Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở với nồng độ cồn trong hơi thở, người điều khiển xe ô tô bị phạt 30 đến 40 triệu đồng, Giấy phép lái xe bị giữ từ 22 đến 24 tháng.

2.2. Mức phạt nồng độ cồn cho người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy

So với mức phạt nồng độ cồn ô tô, các mức phạt với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy thấp hơn và cụ thể như sau:

  • Nồng độ cồn trong máu chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc trong hơi thở chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở (quy định tại điểm c khoản 6 điều 6) thì bị phạt 2 đến 3 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng.
Mức phạt nồng độ cồn với xe máy có thể lên đến 8 triệu đồng

Mức phạt nồng độ cồn với xe máy có thể lên đến 8 triệu đồng (Nguồn: xedienxanh.net)

  • Nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ trong hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ từ 4 đến 5 triệu đồng. Đồng thời, người lái xe bị trước Giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.
  • Nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ trong hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 6 đến 8 triệu đồng và bị trước Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng.

2.3. Mức phạt nồng độ cồn với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

  • Trong máu có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở, thì bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng.
  • Nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc nồng độ trong hơi thở vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, thì bị phạt từ 6 đến 8 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng.
  • Nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 miligam/100 mililít hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 16 đến 18 triệu động và bị tước Giấy phép lái xe từ 22 đến 24 tháng.

Có thể thấy,  mức phạt nồng độ cồn ô tô và các phương tiện khác có sự khác nhau. Điều này dựa trên tốc độ của các loại phương tiện.

2.4. Đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện)

  • Với người điều khiển xe đạp điện có nồng độ cồn trong máu nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
  • Nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở, thì mức phạt tiền từ 200.000 đến 300.000 nghìn đồng.
  • Trường hợp nếu nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở nồng độ cồn trong hơi thở, thì chịu mức phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Mức phạt với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy là thấp nhất so với các phương tiện khác điển hình là mức phạt nồng độ cồn ô tô.

Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn có thể bị xử phạt lên đến 600.000 đồng

Người điều khiển xe đạp, xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn có thể bị xử phạt lên đến 600.000 đồng (Nguồn: xedienxanh.net)

3. Hiểm họa của việc điều khiển xe ô tô, xe máy sau khi uống rượu bia 

Theo số liệu thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia vào đầu năm 2022, khoảng 40% số vụ tai nạn giao thông liên quan đến rượu bia và số người chết vì tai nạn giao thông do rượu bia là 11%. Điều đáng nói là những con số này có xu hướng gia tăng.

Còn theo một khảo sát của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), với các nạn nhân nhập nhập viện vì tai nạn giao thông, thì có hơn 36% là người điều khiển xe máy và có gần 67% những người điều khiển ô tô có nồng độ cồn vượt ngưỡng cho phép.

Với kết quả trên có thể thấy, mặc dù Luật giao thông đường bộ có những nghiêm cấm và quy định rõ mức xử phạt nếu điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu bia, nhưng tình trạng tai nạn giao thông vì nguyên nhân này vẫn không có dấu hiệu suy giảm.

Để giảm thiểu tai nạn giao thông vì bia rượu, có lẽ các biện pháp xử phạt như mức phạt nồng độ cồn ô tô lên đến 40 triệu đồng là không đủ để tác động lên ý thức của người lái xe, mà cần thực hiện nhiều hơn công tác tuyên truyền về tác hại rượu bia đối với người sử dụng và lời kêu gọi về trách nhiệm đối với gia đình, xã hội.

4. Ảnh hưởng của rượu bia đối với người sử dụng

  • Ảnh hưởng não và thần kinh

Nhiều người có xu hướng uống rượu bia để giải tỏa nỗi buồn, nhưng thực tế việc có vượt qua nỗi buồn hay không phụ thuộc vào ý chí của mỗi người, rượu bia không phải là giải pháp hữu ích.

Nếu uống rượu bia thường xuyên có thể khiến người dùng bị trầm cảm, lo âu và gặp phải nhiều vấn khác về thần kinh. Theo thống kê, có đến 1/3 các trường hợp tự tử có liên quan đến rượu. Bởi chất cồn có ảnh hưởng đến những chất dẫn truyền thần kinh, khiến người dùng trở nên lo âu, căng thẳng.

  • Hại gan

Việc uống rượu bia nhiều có thể khiến gan bị nhiễm mỡ, dẫn đến ảnh hưởng lớn đến chức năng gan.

Bên cạnh đó, uống rượu bia có thể gây hình thành các sẹo xơ trong gan và dần sẽ dẫn đến xơ gan – loại tổn thương gan khó chữa lành và dần sẽ mất hoàn toàn chức năng gan.

Như đã nói, mức phạt nồng độ cồn ô tô vẫn chưa thể giúp giảm thiểu tai nạn giao thông vì rượu bia. Vì vậy, những ảnh hưởng tệ hại của rượu bia lên cơ thể như chức năng của gan cần được truyền thông nhiều hơn để thay đổi ý thức và hành vi của người điều khiển xe.

  • Tăng nguy cơ ung thư

Theo phát biểu từ giáo sư Linda Bauld từ Trung tâm nghiên cứu thuốc lá và rượu Anh Quốc, một số bằng chứng cho thấy rượu làm tăng nguy cơ mắc các loại ung thư như vòm họng, thực quản, gan, ruột và ung thư vú.

Theo đó, uống một chai rượu mỗi tuần có thể tăng khả năng mắc ung thư vú lên 10%. Ngoài ra, khi cồn vào cơ thể có thể kết hợp với các tác nhân gây ung thư khác, khiến nguy cơ mắc ung thư cao hơn nhiều lần.

Từ chối rượu bia là đang bảo vệ bản thân, gia đình và thể hiện trách nhiệm với xã hội.

Từ chối rượu bia là đang bảo vệ bản thân, gia đình và thể hiện trách nhiệm với xã hội (Nguồn: xedienxanh.net)

  • Thúc đẩy lão hóa da

Uống bia rượu sẽ gây ra lợi tiểu, khiến cơ thể và làn da bị mất nước và về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến tóc và làn da. Khi mất nước, da bị khô và tóc bị xơ gãy. Uống nhiều rượu cũng sẽ khiến làn da bạn xanh xao, thiếu sức sống do sắt trong cơ thể bị cạn kiệt.

Bên cạnh đó, chất cồn làm kiệt vitamin C và A trong cơ thể, khiến làn da phục hồi kém trước các tác nhân gây lão hóa như ánh nắng, các chất ô nhiễm.

  • Vấn đề tim mạch

Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong. Trong khi đó, cồn là chất độc có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ tim. Khi một người uống nhiều rượu, khiến tế bào cơ tim chết, mô xơ không thể vận hành co bóp. Khi các tế bào cơ tim bị thay thế bởi các mô xơ không thể co bóp, tim trở nên yếu và không đủ khả năng đưa máu đi khắp cơ thể.

Nghiêm trọng hơn, người uống rượu có thể bị suy tim, loạn nhịp tim và phù chân. Mặc dù tim có khả năng tự sửa chữa và bù trừ, nhưng nếu uống rượu thường xuyên thì sẽ gây tổn hại nghiêm trọng cho tim.

Với nữ giới nếu uống 1,2 lít rượu mỗi tuần và 1,8 lít với nam giới, thì sẽ gây tổn thương cho cơ tim.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh thận

Theo Tổ chức Thận Anh Quốc, nếu thường xuyên uống rượu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận lên gấp đôi.

Thận có chức năng lọc và thải chất độc ra khỏi máu, nhưng chất độc trong rượu sẽ làm chức năng này của thận.

Ngoài ra, uống nhiều rượu sẽ khiến tăng huyết áp, nguyên nhân phổ biến gây nên bệnh thận.

Thực tế chỉ một lần uống quá ngưỡng cho phép cũng gây ra suy thận cấp – tình trạng thận mất chức năng đột ngột do lượng cồn trong máu tăng quá nhanh.

  • Loãng xương

Nếu uống rượu thường xuyên có thể gây loãng xương, khiến xương mỏng, yếu và dễ gãy, nếu gãy cũng lâu liền hơn.

Trong cơ thể luôn diễn ra đồng thời hai quá trình là hủy xương và tái tạo xương. Khi uống rượu, chất cồn sẽ gây ức chế quá trình tái tạo xương và khiến quá trình hủy xương diễn ra nhiều hơn.

Bên cạnh đó, uống rượu thường xuyên cũng được dùng là yếu đánh giá nguy cơ gãy xương.

  • Viêm tụy

Khi uống rượu bia, chất độc trong rượu sẽ làm rối loạn chức năng của tụy. Các enzyme tiêu hóa vốn sẽ được gửi đến ruột non để chuyển hóa thức ăn, nhưng cồn sẽ khiến các enzyme này bị hoạt hóa và thực hiện chức năng khi còn ở trong tụy, từ đó gây ra viêm tụy.

Viêm tụy thường gồm các triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn, sốt, tiêu chảy. Nghiêm trọng hơn, người uống rượu có thể bị viêm tụy cấp hay viêm tụy mãn – nghĩa là tụy dần bị phá hủy dẫn đến đái tháo đường và cuối cùng là gây tử vong.

  • Tăng nguy cơ mắc bệnh gout

Nguyên nhân gây ra gout là do thừa axit uric. Axit uric thừa sẽ tụ ở các cơ ở ngón chân cái, mắt cá chân và đầu gối, khiến việc đi lại rất khó khăn. Khi lạm dụng rượu bia, các cơ quan như gan và thận sẽ không thể hoàn thành tốt các chức năng, khiến cơ thể không thể loại bỏ độc tố, các chất thải độc hại nên nguy cơ bệnh Gout càng tăng cao.Cùng với mức phạt nồng độ cồn ô tô và các phương tiện khác đối với người điều khiển xe, những tác hại kể trên của bia rượu với cơ thể chính là lời cảnh tỉnh có sức nặng. Từ chối rượu bia là đang tự cứu bản thân, thể hiện trách nhiệm với gia đình và góp phần xây dựng một xã hội văn minh, an toàn thông qua việc giảm thiểu tai nạn giao thông.

Scroll to Top