Theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, đường cấm là tuyến đường không cho phép một số hoặc tất cả các loại phương tiện tham gia lưu thông. Phương tiện vi phạm lỗi đi vào đường cấm sẽ bị phạt hành chính lên đến 12 triệu đồng và tước Giấy phép lái xe 04 tháng.
1. Tìm hiểu về đường cấm
Trước khi tìm hiểu và nắm được các lỗi đi vào đường cấm, người tham gia giao thông cần hiểu rõ khái niệm về đường cấm cũng như có những loại đường cấm nào?
1.1. Thế nào là đường cấm?
Theo quy định hiện hành của Luật Giao thông đường bộ, đường cấm là tuyến đường không cho phép một số hoặc tất cả các loại phương tiện tham gia lưu thông. Trong trường hợp người tham gia giao thông cố tình di chuyển trong khu vực đường cấm sẽ đều bị xử phạt vi phạm hành chính. Với mỗi một loại phương tiện, người điều khiển sẽ chịu mức phạt khác nhau.
1.2. Phân loại đường cấm
Khu vực đường cấm thường được phân chia làm 2 loại gồm:
- Đường cấm theo giờ: là cung đường cấm chỉ áp dụng cấm từng loại xe di chuyển theo giờ.
- Đường cấm phương tiện: là cung đường cấm sẽ giới hạn một số loại phương tiện di chuyển trên cung đường cấm đó.

Mức phạt các lỗi đi vào đường cấm (Nguồn: xedienxanh.net)
Xem thêm:
- Xe Vovlo C40 Recharge: Thông số, thiết kế, vận hành và giá bán
- Mức phạt cho lỗi đỗ xe máy trên vỉa hè là bao nhiêu?
- 1 lít xăng đi được bao nhiêu km? Kinh nghiệm giúp tiết kiệm xăng
1.3. Cách nhận biết đường cấm
Quan sát biển báo giao thông là cách nhận biết dễ dàng, đơn giản nhất để biết cung đường đó có thuộc đường cấm hay không. Đa phần, những biển báo cấm chủ yếu có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trắng, trên biển có hình vẽ, chữ số hoặc chữ viết màu đen thể hiện điều cấm.
2. Một số các biển báo các lỗi đi vào đường cấm
Dựa theo Điều 26, Chương 4, Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT quy định về biển báo cấm có mã P (cấm). Ngoài ra, Phụ lục B của Thông tư số 54/2019/TT-BGTVT đưa ra yêu cầu rõ về ý nghĩa của một số biển báo cấm như sau:
- Biển số P.101 (đường cấm): Biển báo dùng để cấm 2 chiều, trừ trường hợp xe được ưu tiên.
- Biển số P.102 (cấm di chuyển ngược chiều): Biển cấm những xe cơ giới, thô sơ đi vào trừ các xe được ưu tiên.
- Biển số P.103a (cấm ôtô): Biển cấm các loại xe gồm xe máy 3 bánh có thùng, trừ xe máy 2 bánh, xe gắn máy và các xe được ưu tiên.
- Biển số P.103b (cấm ôtô rẽ phải) + biển số P.103c (cấm ôtô rẽ trái): Biển cấm các loại xe cơ giới kể cả xe máy 3 bánh có thùng (trừ xe máy 2 bánh và các xe được ưu tiên).
- Biển số P.104 (cấm xe máy): Biển cấm các loại xe máy, trừ các xe được ưu tiên.
- Biển số P.105 (cấm ôtô và xe máy): Biển cấm các loại xe cơ giới và xe máy trừ các xe được ưu tiên.
- Biển số P.106a (cấm ôtô tải): Biển cấm các loại xe ô tô tải trừ xe ưu tiên. Biển có hiệu lực cấm đối với cả máy kéo và xe máy chuyên dùng di chuyển vào đoạn đường đặt biển số P.106a.
- Biển số P.106b (cấm ôtô tải): Biển cấm các loại xe ôtô tải có khối lượng chở lớn hơn giá trị chữ số ghi trong biển.
- Biển số P.106c: Biển cấm các xe chở hàng nguy hiểm.
- Biển số P.107 (cấm ôtô khách và xe ôtô tải): Biển cấm xe ô tô chở khách cùng các loại ô tô tải.
- Biển số P.107a (cấm xe ôtô khách): Biển cấm ô tô chở khách đi qua trừ các xe ưu tiên theo quy định.
- Biển số P.107b (cấm xe ôtô taxi): Biển cấm xe ô tô taxi di chuyển. Trường hợp cấm xe ô tô taxi theo giờ thì cung đường đó sẽ đặt thêm biển phụ ghi giờ cấm.
- Biển số P.108 (cấm xe kéo rơ-moóc): Biển cấm các loại xe cơ giới kéo theo rơ-moóc kể cả xe máy, máy kéo, ô tô khách kéo theo rơ-moóc đi lại, trừ loại ô tô sơ-mi-rơ-moóc và các xe được ưu tiên
- Biển số P.108a (cấm xe sơ-mi rơ-moóc): Biển cấm các loại xe sơ-mi rơ-moóc, xe kéo rơ- moóc trừ các xe được ưu tiên.
- Biển số P.109 (cấm máy kéo): Biển cấm các loại máy kéo, trong đó có các loại máy kéo bánh hơi và bánh xích.
- Biển số P.110a (cấm xe đạp): Biển cấm xe đạp đi qua.
- Biển số P.110b (cấm xe đạp thồ): Biển cấm xe đạp thồ.
- Biển số P.111a (cấm xe gắn máy): Biển cấm xe gắn máy.
- Biển số P.111b hoặc Biển số P.111 (động cơ ba bánh): Biển cấm xe ba bánh như: xe lam, xe xích lô máy, xe lôi máy,…
- Biển số P.111d (cấm xe ba bánh không động cơ): Biển cấm xe ba bánh loại không có động cơ gồm:xích lô, xe lôi đạp,…

Người điều khiển cần chú ý các biển báo về lỗi đi vào đường cấm giờ (Nguồn: xedienxanh.net)
3. Quy định về mức xử phạt lỗi đi vào đường cấm ô tô, xe máy
3.1. Mức xử phạt lỗi đi vào đường cấm phương tiện
Căn cứ quy định của Nghị định 100/2019/NĐ-CP, mức phạt lỗi xe đi vào đường cấm 2022
Loại xe | Mức phạt tiền | Phạt bổ sung |
Xe ô tô | 2.000.000 – 3.000.000 VNĐ | Tước GPLX 1-3 tháng |
10.000.000 – 12.000.000 VNĐ đi vào đường cấm và gây tai nạn. | Tước GPLX 2- 4 tháng | |
Xe mô tô, xe máy, xe máy điện | 400.000 – 600.000 VNĐ | Tước GPLX 1-3 tháng |
4.000.000 – 5.000.000 VNĐ đi vào đường cấm và gây tai nạn | Tước GPLX 2- 4 tháng | |
Xe máy chuyên dùng, máy kéo | 400.000 – 600.000 VNĐ | Tước GPLX cùng chứng chỉ bồi dưỡng 1-3 tháng |
6.000.000 – 8.000.000 VNĐ đi vào đường cấm và gây tai nạn | Tước GPLX cùng chứng chỉ bồi dưỡng 2-4 tháng | |
Xe đạp, xe đạp máy, xe đạp điện | 300.000 – 400.000 VNĐ | |
400.000 – 500.000 VNĐ |
Trên đây là các lỗi đi vào đường cấm ô tô, xe máy, xe ba gác…người điều khiển phương tiện có thể tham khảo để tránh vi phạm các lỗi theo quy định trên.
3.2. Mức xử phạt lỗi đi vào đường cấm theo giờ
Về cơ bản, trường hợp lỗi đi vào đường cấm theo giờ cũng bị xử phạt vi phạm hành chính như lỗi đi vào đường cấm nêu trên.
4. Câu hỏi liên quan đến lỗi đi vào đường cấm
Với các lỗi ô tô đi vào đường cấm, người tham gia giao thông thường đặt ra những câu hỏi xung quanh về vấn đề này như:
4.1. Phạm lỗi đi vào đường cấm có bị tước bằng lái không?
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định, người điều khiển xe ô tô, xe máy đi vào đường cấm sẽ bị xử phạt, phạt tiền và tước quyền sử dụng bằng lái xe.
Tùy từng phương tiện, thời gian tước giấy phép từ 1 đến 3 tháng. Trường hợp gây ra tai nạn thời gian tước giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.

Người điều khiển phương tiện giao thông cần lưu ý về quy định biển báo cấm đường (Nguồn:xedienxanh.net)
4.2. Trường hợp nào đi vào đường cấm mà không bị vi phạm?
Cũng trong Nghị định 100/2019/NĐ-CP nêu rõ, các xe khi tham gia giao thông phải tuân thủ theo các quy định về biển báo. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp những xe đi vào đường cấm mà không bị xử phạt gồm: các xe ưu tiên, xe đi làm nhiệm vụ.
4.3. Lỗi đi vào đường cấm có được xử phạt tại chỗ không?
Theo Điều 56 Luật Xử lý vi phạm thì việc nộp phạt tại chỗ chỉ áp dụng với những trưởng hợp cá nhân bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng.
Còn trường hợp xe ô tô, xe máy, xe máy điện, xe đạp… phạm lỗi đi vào đường cấm không được nộp phạt tại chỗ.Có thể thấy, các mức phạt lỗi đi vào đường cấm hiện đã được quy định rất rõ ràng. Người điều khiển phương tiện cần chú ý nắm rõ luật giao thông để đảm bảo an toàn cho chính mình và những người khác.