lý thuyết thi bằng lái xe máy thumbnail

Bí quyết đậu phần lý thuyết thi bằng lái xe máy bạn cần biết

Lý thuyết thi bằng lái xe máy luôn là phần thi mà nhiều người đau đầu. Làm thế nào để vượt qua phần thi khó nhằn này? Bí quyết trả lời câu hỏi là gì, làm sao để tránh điểm liệt, tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

1. Cấu trúc đề thi lý thuyết lái xe máy A1

Ở bằng hạng A1, một bộ đề sẽ có 25 câu hỏi lý thuyết thi bằng lái xe máy. Mỗi câu hỏi bạn chỉ phải trả lời một đáp án và không có trường hợp một câu hỏi chọn nhiều đáp án như các bộ đề trước đây. Đặc biệt, trong mỗi bộ đề có 2 đến 4 câu hỏi điểm liệt.

Như vậy, để tránh bị điểm liệt bạn cần phải làm đúng từ 21 câu trở lên trong thời gian 20 phút. Bạn cần lưu ý tránh làm sai các câu hỏi điểm liệt. Bởi vì điều này sẽ đồng nghĩa với việc bạn sẽ không đạt nếu các câu còn lại đúng.

Thông thường, cấu trúc của một bộ đề gồm có các phần với nội dung khác nhau. Gồm có:

  • Phần Luật: Các câu hỏi xoay quanh về luật giao thông đường bộ để kiểm tra sự hiểu biết của bạn
  • Phần Biển báo: Bạn sẽ phải học, phân biệt được các loại biển báo giao thông trên đường, hiểu về chức năng của chúng.
  • Phần Sa hình: Bạn sẽ phải làm bài tập xử lý các nút giao thông, giải quyết tình huống khi tham gia giao thông bằng các phương tiện khác nhau.

Xem thêm: Tổng hợp bảng giá xe ô tô cũ dưới 500tr, cửa hàng mua xe oto cũ uy tín

Một số biển báo trong phần thi lý thuyết xe máy bạn cần biết 

Một số biển báo trong phần thi lý thuyết xe máy bạn cần biết 

2. Bí quyết học lý thuyết thi bằng lái xe máy

2.1. Phần lý thuyết luật giao thông

Một trong những bí quyết học lý thuyết thi bằng lái xe máy đó chính là nhớ các khái niệm/từ khóa quan trọng. Như vậy khi gặp đáp án có các từ/cụm từ liên quan thì bạn sẽ dễ dàng chọn đáp án đúng.

Một số từ khóa mà bạn nên ghi nhớ như sau:

  • Phần đường xe chạy: là phần đường cho phép các phương tiện giao thông qua lại.
  • Dải phân cách: dùng để phân chia phần đường dành cho xe thô sơ và xe cơ giới.
  • Người điều khiển giao thông: là các cơ quan chức năng, người được giao nhiệm vụ điều phối, hướng dẫn giao thông (cụ thể ở đây là cảnh sát giao thông).
  • Phương tiện giao thông cơ giới, bạn chọn đáp án 2 kể cả có đáp án xe máy điện. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, lúc này bạn chọn đáp án 1 là xe lăn dùng cho những người khuyết tật.

Xem thêm:

Quy định cần biết về luật giao thông đường bộ 2020, đèn giao thông, giấy phép lái xe, tốc độ, nồng độ cồn

Một số lưu ý về các con số khi học phần lý thuyết thi bằng lái xe máy

  • Các câu trả lời có số 5 (ví dụ 5 năm, 5 cm) thì mặc định là câu trả lời đúng.
  • Còi xe chỉ được sử dụng từ 5 giờ – 22 giờ (thời gian cấm từ 22 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau).
  • Tốc độ xe cơ giới trong khu vực đông dân cư đối với xe gắn máy là 40km/giờ. Tốc độ tối đa của xe con và xe mô tô là 60 km/giờ nếu có giải phân cách, còn không thì sẽ là 50km/giờ.
  • Độ tuổi đi xe gắn máy là đủ 16 tuổi trở lên; độ tuổi để đi xe mô tô và B2 là đủ 18 tuổi trở lên.
  • Đối với những câu hỏi có đáp án là “bị nghiêm cấm…” thì chọn luôn đúng. Câu hỏi có cụm từ “không được….” thì 90% chọn đáp án đúng. 
  • Những câu trả lời có đáp cán “cả ý 1 và 2” thì 80% luôn chọn làm đáp án đúng.
Một số biển báo trong phần thi lý thuyết xe máy bạn cần biết 

Bạn cần nắm vững các từ khóa/khái niệm quan trọng để có thể dễ dàng đánh trắc nghiệm thi lái xe máy 

2.2. Phần lý thuyết biển báo

Có 3 loại biển báo gồm: biển báo cấm, biển báo nguy hiểm và biển báo hiệu lệnh.

  • Biển báo cấm với hình dạng tròn, viền màu đỏ và nền màu trắng, viền màu đỏ. 
  • Biển báo cấm xe nhỏ thì sẽ cấm luôn cả xe lớn, nhưng biển báo cấm xe lớn thì không cấm xe nhỏ. 
  • Biển báo cấm xe 2 bánh sẽ cấm luôn các loại xe 3 bánh, tuy nhiên sẽ không cấm xe 4 bánh. 
  • Trong khi đó biển báo cấm xe 4 bánh thì sẽ cấm xe 3 bánh. Biển báo cấm rẽ trái đồng nghĩa với việc cấm xe quay đầu.
  • Biển báo nguy hiểm với hình tam giác, viền màu đỏ, nền màu vàng và hình vẽ bên trong màu đen.
  • Biển hiệu lệnh là biển báo có hình tròn, không có màu viền, nền màu xanh dương và hình vẽ bên trong màu trắng.

Xem thêm: Có nên mua bán xe ô tô cũ, top 11 các địa điểm mua bán xe cũ uy tín

2.3. Phần lý thuyết sa hình

Mẹo học lý thuyết thi bằng lái xe máy cho phần sa hình vô cùng đơn giản, chỉ cần bạn nắm vững quy tắc sau:

  • Luôn ghi nhớ quy tắc: Xe nào vào nút giao lộ thì được quyền đi trước. Các loại xe ưu tiên gồm: cứu hỏa, quân sự, công an, cứu thương. Tại các nút giao thông ngã 3 hoặc tư các tuyến đường cung cấp, nếu xe nào bên phải trống sẽ được quyền đi trước, rồi đến xe muốn rẽ phải, tiếp tục đến xe đi thẳng và xe rẽ trái thì luôn đi sau cùng.
  • Từ khóa “xe con” luôn đúng, tức là xe con luôn chấp hành các quy tắc giao thông. Ví dụ đối với những câu hỏi về đèn tín hiệu. Ví dụ xe nào “vi phạm” thì loại trừ câu trả lời có “xe con”. Trường hợp câu hỏi xe nào được quyền đi trước/tuân thủ luật giao thông thì bạn cũng chọn xe con.
  • Đối với những câu hỏi có mũi tên màu đỏ, bạn hãy đếm ngã rẽ. Đáp án sẽ là “số ngã rẽ trừ đi 1”, tức là nếu có 3 ngã rẽ thì đáp án là 2, tương tự có 4 ngã rẽ thì đáp án là 3.
Để làm tốt phần lý thuyết sa hình, bạn cần nắm vững các quy tắc cơ bản trên. 

Để làm tốt phần lý thuyết sa hình, bạn cần nắm vững các quy tắc cơ bản trên. 

3. Các câu hỏi thường gặp khi thi lý thuyết xe máy

Câu 1. Phần đường bộ nơi mà các phương tiện giao thông qua lại được hiểu là gì?

1. Phần mặt và lề đường

2. Phần đường xe chạy

3. Phần đường xe cơ giới

Đáp án: 2

Câu 2: Trên đường bộ sẽ có các dải phân cách, chúng gồm các loại nào?

1. Gồm loại loại di động, loại cố định.

2. Gồm hộ lan cứng, tường chống ồn, hộ lan mềm.

3. Gồm biển báo hiệu đường bộ, giá long môn

Đáp án: 1

Câu 3: Đường mà phương tiện tham gia giao thông được phương tiện khác nhường đường khi qua, có cắm biển báo hiệu đường ưu tiên là đường gì?

1. Đường không ưu tiên

2. Đường tỉnh lộ

3. Đường quốc lộ

4. Đường ưu tiên

Đáp án: 4

Xem thêm: Máy rửa xe gia đình loại nào tốt? Top 7 máy rửa xe được ưa chuộng 2024

Câu 4: Hiểu như thế nào là đúng về khái niệm “phương tiện giao thông thô sơ đường bộ?

1. Gồm xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xích lô, xe súc vật kéo, các loại xe tương tự.

2. Gồm xe đạp, xe đạp điện, xe đạp máy, xe gắn máy, xe máy chuyên dùng và xe cơ giới dùng cho người khuyết tật.

3. Gồm máy kéo, ô tô, sơ mi rơ moóc, rơ moóc.

Đáp án: 1

Câu 5: Khái  niệm “dừng xe” hiểu sao cho đúng?

1. Là khi phương tiện giao thông đứng yên, không giới hạn thời gian để cho người lên, xuống hoặc cho việc xếp dỡ hàng hóa hoặc thực hiện công việc khác.

2. Là khi phương tiện giao thông đứng yên tạm thời trong một khoảng thời gian cần thiết. Thời gian này đủ để cho người lên, xuống hoặc cho công việc xếp dỡ hàng hóa.

3. Là khi phương tiện giao thông đứng yên không giới hạn trong lúc vận chuyển hàng hoặc người.

Đáp án: 2

Câu 6: (Câu hỏi điểm liệt): Đua xe chỉ được diễn ra khi nào?

1. Khi không có người đi lại trên đường.

2. Được người dân ủng hộ

3. Khi được cho phép (từ cơ quan chức năng có thẩm quyền)

Đáp án: 3

Câu 7: Sử dụng còi như thế nào khi lái xe ở những nơi đông dân cư (trừ các khu vực có biển cấm sử dụng còi)?

1. Từ 22h00 đêm đến 5h00 

2. Từ 5h00 đến 22h00

3. Từ 23h00 đêm đến 5h00 hôm sau

Đáp án: 2

Câu 8: Lắp đặt, sử dụng còi, đèn phải đảm bảo yêu cầu nào dưới đây?

1. Đảm bảo phụ tùng do đúng nhà sản xuất cung cấp.

2. Được chính quyền cho phép.

3. Xe đó phải được đăng ký và hoạt động tại các khu vực có địa hình phức tạp.

Đáp án: 2

Câu 9: Bạn có được phép vượt khi đang lái xe phía trước có một xe cảnh sát giao thông không phát tín hiệu ưu tiên?

1. Không được phép vượt

2. Được vượt trong trường hợp bạn đi trên cầu

3. Được vượt khi đi qua nơi giao nhau có ít phương tiện cùng tham gia giao thông

4. Được vượt trong trường hợp đảm bảo an toàn

Đáp án: 4

Một số câu hỏi lý thuyết thường gặp trong khi thi lý thuyết A1 

Một số câu hỏi lý thuyết thường gặp trong khi thi lý thuyết A1 

4. Lưu ý khi thi lý thuyết xe máy

4.1. Chuẩn bị trước khi thi

Nếu không chuẩn bị kỹ phần lý thuyết thi bằng lái xe máy, người dự thi có thể sẽ gặp những rủi ro hoặc sự cố đáng tiếc. Vì vậy trước khi thi, bạn nên:

  • Kiểm tra giấy tờ trước thi

Các loại giấy tờ bắt buộc mà bạn phải mang khi đi thi bao gồm CMND/CCCD bản gốc. Trường hợp giấy tờ này đã mất/bị thất lạc bạn có thể sử dụng hộ chiếu còn thời hạn.

  • Chuẩn bị lệ phí thi sát hạch

Bất cứ phần lý thuyết thi bằng lái xe máy bạn cũng cần phải chuẩn bị lệ phí thi sát hạch. Chi phí sẽ là 225.000 đồng/lần thi. Tuy nhiên để đề phòng trường hợp bạn chưa đủ tự tin thì có thể thuê xe ngoài tập thử trước khi thi, chi phí dao động vào khoảng 10.000 đồng – 20.000 đồng/lượt thuê. 

  • Đến trước địa điểm thi từ 15-20 phút

Hãy đến trước địa điểm thi để chuẩn bị vật dụng cần thiết, các loại giấy tờ và kiểm tra họ tên, phòng thi, số báo danh. Trường hợp sai thông tin, bạn phải báo ngay cho cán bộ coi thi để điều chỉnh lập tức.

Xem thêm: Thi bằng lái xe A1 – Tổng hợp những thông tin quan trọng mới nhất

4.2. Thủ tục thi

  • Bạn thực hiện một số thủ tục sau cho phần thi lý thuyết:
  • Tập trung theo yêu cầu: Khi nghe thông báo của cán bộ, bạn sẽ tập trung vào phòng thi ngồi chờ để điểm danh. Nhớ tập trung để lắng nghe thông tin cá nhân cũng như số báo danh đã chính xác chưa nhé.
  • Lắng nghe kỹ các quy định: Lúc này ban tổ chức sẽ phổ biến quy định thi. Do vậy bạn cần phải tập trung để lắng nghe quy chế lý thuyết thi bằng lái xe máy A1 để tránh sai sót đáng tiếc nhé. 
  • Nhận thẻ dự thi: Sau khi làm hồ sơ xong, bạn sẽ nhận được thẻ dự thi trong đó ghi số báo danh, bạn tuyệt đối không được làm mất thẻ này. Đồng thời cầm sẵn trên tay CMND/CCCD để được kiểm tra đối chiếu khi bước vào phòng thi.
Cần chuẩn bị CCCD hoặc CMND và lệ phí thi bằng lái xe máy

Cần chuẩn bị CCCD hoặc CMND và lệ phí thi bằng lái xe máy 

4.3. Quá trình làm bài thi lý thuyết và thực hành

Phần thi lý thuyết vô cùng quan trọng, bởi vì nếu bạn trượt phần này bạn không thể thi phần thực hành. Quá trình làm bài dự thi gồm có;

  • Bạn sẽ thực hiện 20 câu trả lời trắc nghiệm trên máy tính. Mỗi bạn dự thi sẽ có đề khác nhau được lựa chọn từ bộ đề ngẫu nhiên.
  • Bạn nhập lại các thông tin về số báo danh, khóa sát hạch cũng như nhập hạng bằng lái xe thi sát hạch thật cẩn thận.
  • Sử dụng các phím số để trả lời và phím mũi tên (lên, xuống) để di chuyển giữa các câu hỏi.
  • Sau khi làm bài, bạn nên dành thời gian 1-2 phút để kiểm tra lại tất cả rồi sau đó nhấn nút “Nộp bài”. Bài thi đã nộp thì không thể chỉnh sửa lại, bạn lưu ý điều này nhé.
  • Kết quả phần lý thuyết thi bằng lái xe máy sẽ được thông báo ngay sau đó, bạn sẽ biết mình đỗ hay trượt và tiếp tục đến với phần thi thực hành.

Một số lưu ý khi thi lý thuyết bạn cần ghi nhớ:

  • Tuyệt đối không được làm sai câu hỏi điểm liệt, vì sai câu đó bạn sẽ bị trượt dù các câu còn lại đúng.
  • Sau khi hoàn thành xong phần thi lý thuyết, bạn nên quay lại nơi phát thẻ để nộp lại. Nếu bạn làm mất thẻ hoặc mang thẻ về sẽ phải nộp phạt với mức 100,000 đồng/thẻ.
  • Trường hợp bạn trượt phần thi lý thuyết, bạn có thể đăng ký thi lại vào đợt sau và nộp lệ phí nhé.

Thi lý thuyết thi bằng lái xe máy không hề khó nếu bạn dành thời gian ôn tập kỹ lưỡng và chuẩn bị thủ tục đầy đủ. Trường hợp thí sinh chưa đủ điều kiện tham gia thi (với đối tượng là học sinh, sinh viên) thì có thể lựa chọn các loại xe máy điện 50cc hoặc chờ đến khi nào đủ tuổi để tham gia.

Scroll to Top