hệ thống lái trợ thủy lực thumb

Ưu và nhược điểm của hệ thống lái trợ lực thủy lực trên ô tô

Hệ thống lái trợ lực thủy lực có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử phát triển ngành công nghiệp sản xuất ô tô. Trợ lực thủy lực giúp việc điều khiển xe với lực tối thiểu mà vẫn cho cảm giác lái tốt. 

Xem thêm: Hệ thống lái trợ lực điện là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động

  1. Cấu tạo của hệ thống lái trợ lực thủy lực 

Hệ thống lái trợ lực thủy lực là hệ thống có kết cấu vòng kín và sử dụng áp suất dầu để hỗ trợ thao tác đánh lái, cho phép điều khiển tay lái của xe nhẹ nhàng hơn. Hệ thống này hiện đang được trang bị rộng rãi trên hầu hết các dòng xe ô tô trên thị trường. 

Cấu tạo hệ thống lái trợ lực thủy lực

Hệ thống lái trợ lực thủy lực có cấu tạo khá đơn giản (Nguồn: xedienXANH.net)

Trợ lực thủy lực cấu tạo từ các bộ phận sau: bình chứa dầu, bơm trợ lực, van phân phối và các pít-tông gắn trên thanh răng. Khi lái xe đánh vô lăng, bơm thủy lực sẽ tiến hành đẩy chất lỏng và tác dụng một lực lên các pít-tông, từ đó thanh răng tác động trở lại theo hướng xoay của vô lăng xe. Khi áp suất giữa 2 đầu của pit-tông chênh lệch với nhau sẽ tạo ra một lực đẩy đủ lớn giúp làm giảm tác động của lái xe lên vô lăng. Từ đó tạo cảm giác lái xe nhẹ nhàng hơn cho người lái.

Xem thêm: Tìm hiểu hệ thống phanh ABS: Khái niệm, cấu tạo, nguyên lý hoạt động

  1. Ưu điểm của hệ thống lái trợ lực thủy lực 

Cảm giác lái nhẹ nhàng nhưng vẫn chân thực là một trong những ưu điểm nổi bật của hệ thống lái trợ lực thủy lực. Nguyên lý hoạt động của hệ thống này dựa trên áp suất dầu, từ đó tạo phản ứng với mặt đường khiến người lái xe dễ dàng cảm nhận rõ nét lực đẩy ngược lại tác động lên vô lăng. Ngoài ra, tốc độ thả vô lăng về vị trí trung tâm trên trợ lực thủy lực nhanh chóng hơn, giúp xe thăng bằng tốt hơn. 

Hệ thống lái trợ lực thủy lực cho cảm giác lái tốt hơn

Ưu điểm của hệ thống lái trợ lực thủy lực giúp mang lại cảm giác lái tốt hơn (Nguồn: xedienXANH.net)

Ngoài ra, ưu điểm của hệ thống lái trợ lực thủy lực này đến từ cấu tạo đơn giản, độ bền và tính ổn định cao. Chi phí sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống trợ lực thủy lực tiết kiệm và khá dễ dàng. Theo chia sẻ của các kỹ sư ô tô, hệ thống trợ lực này ít khi gặp lỗi và nếu có thì cũng không quá nghiêm trọng. Một số lỗi thường gặp như: Rò rỉ dầu, hỏng van phân phối. Các lỗi hư hỏng này có thể khắc phục triệt để bằng cách thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ và thay thế dầu trợ lực lái.

Hệ thống lái trợ lực thủy lực lần đầu tiên được ứng dụng vào năm 1951. Cho đến ngày nay, công nghệ này vẫn được ứng dụng rộng rãi và khẳng định được ưu điểm và vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô thế giới.

Xem thêm: Tìm hiểu vòng tua máy là gì và tiêu chuẩn lý tưởng khi lái xe

  1. Nhược điểm của hệ thống lái trợ lực thủy lực 

Hệ thống trợ lực thủy lực thường chiếm khá nhiều không gian nội thất trên xe. Ngoài ra, trợ lực thủy lực cũng có thể khiến người lái đôi khi cảm thấy khó chịu vì sẽ có cảm giác nặng tay hơn ở tốc độ thấp và nhẹ tay ở tốc độ cao. 

Nguyên nhân gây ra tình trạng trên chính là do hệ thống này vận hành dựa vào vòng tua động cơ và bơm nhằm tạo ra áp suất. Khi chạy với tốc độ thấp, áp suất cũng sẽ giảm theo khiến trợ lực bị yếu đi. Ngược lại, khi xe chạy với tốc độ cao, trợ lực sẽ dễ rơi vào tình trạng phát sinh quá lớn. Nhược điểm của hệ thống lái trợ lực này có thể làm người lái cảm thấy chưa thực sự lý tưởng khi điều khiển vô lăng trên những cung đường khác nhau.

Nhược điểm của hệ thống lái trợ lực thủy lực 

Lái xe cần thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế dầu trợ lực ô tô (Nguồn: xedienXANH.net)

Khi sử dụng xe trang bị hệ thống lái trợ lực thủy lực, người lái cũng cần phải thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng và thay thế dầu trợ lực khi cần thiết để tránh nguy cơ hư hỏng. Hơn nữa, nếu so sánh công nghệ trợ lực thủy lực với trợ lực điện thì trợ lực này tiêu tốn nhiên liệu nhiều hơn bởi luôn trong trạng thái hoạt động và tiếp nhận công suất từ động cơ.Trải qua thời gian dài phát triển và không ngừng hoàn thiện, hệ thống lái trợ lực thủy lực thủy lực cho đến nay vẫn được đánh giá là công nghệ tiên phong và là hệ thống lái trợ lực sử dụng phổ biến nhất trong ngành sản xuất ô tô thế giới.

Scroll to Top