Khác với xe số sàn, xe số tự động có hệ thống điều chỉnh tự động tăng/giảm số phù hợp với vận hành của xe. Cách lái xe số tự động vì thế có phần đơn giản hơn xe số sàn. Tuy nhiên, người lái cần nắm rõ các ký hiệu cũng như các kinh nghiệm, lưu ý để lái xe số tự động an toàn.
1. Xe số tự động là gì, phân biệt với xe số sàn
Xe số tự động là xe ô tô có hệ thống điều chỉnh tự động hoàn toàn, lái xe sẽ không còn vất vả điều chỉnh tăng và giảm số bằng tay như xe số sàn mà xe sẽ tự động tăng số, giảm số dựa vào tốc độ xe đang chạy và phù hợp với lái xe.
Xe số tự động có 2 tùy chọn hộp số tự động bao gồm:
- Có cấp (hay còn gọi là AMT và AT): Là hộp số phổ biến nhất trên các ô tô được sản xuất hiện nay.
- Vô cấp (hay còn gọi là CVT, hộp số biến thiên vô cấp) được sử dụng nhiều trên các dòng xe phân khúc giá rẻ, cỡ nhỏ.
Ưu điểm:
- Giúp lái xe dễ dàng, nhanh chóng, không mệt mỏi khi di chuyển trong đô thị đông đúc;
- Không còn tình trạng xe bị tắt máy khi điều chỉnh số không kịp, không phù hợp.
Nhược điểm:
- Giá thành hộp số tự động đắt hơn hộp số sàn;
- Do dễ sử dụng nên không có nhiều hướng dẫn cách lái xe số tự động đảm bảo an toàn;
- Không dành cho những lái xe mê tốc độ.
Điểm khác biệt lớn nhất giữa xe số tự động và xe số sàn chính là chân côn – bộ phận ngắt kết nối giữa trục sơ và thứ cấp để sang số. Khi điều khiển ô tô sử dụng số sàn, người lái cần ngắt côn để lên số còn xe số tự động sẽ được chuyển sang hình thức “tự động”, tức là không có chân côn.
Chính vì vậy, người lái xe số tự động sẽ chỉ cần lái bằng 1 chân (chân phải đạp ga), trong khi đó người lái xe số sàn cần sử dụng 2 chân để lái (chân trái đạp ga, phanh; chân phải đạp côn).
>> Xem thêm: [MỚI NHẤT] Mazda CX 8 2021: Bảng giá, thông số kỹ thuật, đánh giá
Với xe số tự động, người lái chỉ cần dùng chân phải để đạp ga (Nguồn: xedienxanh.net)
2. Các ký hiệu nhất định phải biết trên hộp số tự động
Để học cách lái xe số tự động, người lái cần hiểu rõ về các ký hiệu trên hộp số tự động. Hầu hết các dòng xe hiện nay đều sử dụng các ký hiệu biểu thị ý nghĩa giống nhau, cụ thể:
- Ký hiệu P: Viết tắt của Parking (đỗ xe). Người lái dùng số P khi bắt đầu khởi động hoặc khi muốn đỗ xe.
- Ký hiệu D: Viết tắt của Drive (lái xe), đây chính là số tiến của xe ô tô số tự động. Khi bắt đầu khởi động xe, lái xe sẽ gạt từ P -> D để xe di chuyển về phía trước. Khi lái xe nhả chân phanh, xe sẽ tiến, và xe sẽ tăng tốc khi lái xe nhấn chân ga.
- Ký hiệu R: Viết tắt của Reverse (sự đổi chiều). Người lái xe sẽ sử dụng số R khi muốn lùi xe về phía sau.
- Ký hiệu N: Viết tắt của Neutral (vị trí số 0) hay còn gọi là số “mo”. Số N dùng khi đi sửa xe hoặc bảo dưỡng bởi đây là trạng thái động cơ xe hoạt động nhưng xe không tiếp tục di chuyển.
- Ký hiệu D1 – D2 – D3 hay OD: Viết tắt của Drive 1, 2, 3 và Overdrive. Đây là các chế độ sẽ được sử dụng khi đi vào các đoạn đường khó lái như gập ghềnh, sụt lún, đổ đèo…. Các chế độ này giúp xe dễ dàng tăng tốc độ.
- Ký hiệu M: Viết tắt của Manual (số tay, số sàn). Ký hiệu M thường đi kèm dấu “+” hoặc dấu “-” để biểu thị sự tăng số hoặc giảm số.
- Ký hiệu S: Viết tắt của Sport (thể thao). Chế độ lái S thường xuất hiện trong các dòng xe thể thao, xe đua. Đây là chế độ mang đến cảm giác tuyệt vời cho người lái khi động cơ mạnh mẽ, tốc độ vượt trội.
- Ký hiệu L: Viết tắt của Low (thấp). Chế độ Low dùng khi lái xe muốn điều khiển xe xuống dốc, đi chậm hoặc chở vật nặng.
- Ký hiệu B: Viết tắt của Brake (phanh). Cũng giống như chế độ Low, chế độ Brake sẽ được sử dụng khi lái xe muốn đi chậm lại mà không cần sử dụng phanh liên tục.
>> Xem thêm: Mazda CX5 cũ: Bảng giá 2024, đánh giá & 5 địa chỉ mua uy tín
Các ký hiệu trên cần số tự động xe tô tô VinFast (Nguồn: xedienxanh.net)
3. Cách lái xe số tự động đảm bảo an toàn
Cách lái xe ô tô số tự động đơn giản nhưng không ít người vẫn mắc phải những sai lầm. Để tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra, lái xe cần thực hiện theo hướng dẫn lái xe số tự động an toàn cơ bản sau:
Bước 1: Chuẩn bị sẵn sàng trước khi lái xe bằng việc mở cửa xe, ngồi vào vị trí ghế lái, điều chỉnh ghế, vô lăng một cách thoải mái, quan sát các hướng đảm bảo an toàn khi di chuyển ra khỏi khu vực đỗ xe.
Bước 2: Thắt dây an toàn và yêu cầu toàn bộ hành khách ngồi trên xe thắt dây an toàn đúng quy cách để tránh những rủi ro khi xe không may va chạm hay tai nạn trong quá trình di chuyển.
Tiếp đó, người lái bắt đầu thực hiện lần lượt các bước trong hướng dẫn cách lái xe số tự động an toàn sau đây:
Bước 3: Khởi động
Dùng chân phải đạp phanh và xoay chìa khóa, khởi động xe. Lái xe có thể nhấn nút trong trường hợp xe của mình được trang bị nút bấm khởi động.
>> Xem thêm: Ford Everest 2020: Giá lăn bánh 2024, thông số kỹ thuật, đánh giá
Mở khóa khởi động xe (Nguồn: xedienxanh.net)
ALt: Mở khóa khởi động xe
Bước 4: Chuyển số
Chân phải tiếp tục nhấn phanh và dùng tay để chuyển cần điều khiến về chế độ Drive (D). Với một số dòng xe như Mercedes-Benz, cần chuyển số được trang bị ngay trên vô lăng. Còn đối với các dòng xe đặt cần số ở vị trí giữa hai ghế trước lái xe cần bấm nút trên cần số để mở khóa xe và di chuyển cần số vào vị trí phù hợp để khởi động, tùy vào việc lái xe mong muốn di chuyển bằng chế độ nào.
Chuyển số để chuẩn bị di chuyển xe (Nguồn: xedienxanh.net)
Bước 4: Nhả phanh đỗ xe
Hiện nay, đa số các dòng xe ô tô đang sử dụng phanh tay cơ và lái xe cần bấm nút mở khóa rồi hạ phanh tay. Còn với những xe được trang bị phanh tay điện tử, lái xe chỉ cần bấm một nút duy nhất để nhả phanh.
Nhả phanh (Nguồn: xedienxanh.net)
Bước 5: Quan sát các phía qua gương chiếu hậu
Thông qua gương chiếu hậu, lái xe sẽ quan sát xung quanh để tránh chướng ngại vật hoặc các đồ vật, vật thể đang ở gần xe, mắt tập trung vào hướng di chuyển của xe để đảm bảo an toàn cho người và phương tiện.
Quan sát các phía qua gương chiếu hậu (Nguồn: xedienxanh.net)
Bước 5: Di chuyển
Nhả chân phanh từ từ để xe chuyển động sau đó bỏ chân ra khỏi chân phanh, nhấn chân ga nhẹ nhàng để xe tăng tốc. Trong trường hợp địa hình bình thường lái xe muốn thay đổi tốc độ không cần đổi số xe. Khi muốn đổi làn, chuyển hướng cần bật đèn tín hiệu, quan sát xung quanh và đánh lái theo hướng mong muốn.
Nhấn ga cho xe tăng tốc (Nguồn: xedienxanh.net)
Bước 4: Giảm tốc độ
Trước khi giảm tốc độ, lái xe phải quan sát xung quanh và chuyển chân từ chân ga sang chân phanh, nhấn phanh từ từ để xe giảm tốc độ.
Nhấn chân phanh để giảm tốc độ (Nguồn: xedienxanh.net)
Bước 5: Đỗ xe
Khi đã tới địa điểm mong muốn, lái xe nhấn chân phanh để xe dừng hẳn, kéo phanh tay và đưa cần số về chế độ Parking (P), sau đó vặn ngược chìa khóa hoặc bấm nút để tắt máy.
Chuyển cần số về chế độ P để đỗ xe (Nguồn: xedienxanh.net)
Bước 6: Lùi xe
Trong trường hợp muốn lùi xe, lái xe cần cho xe dừng hẳn sau đó di chuyển cần số về số về chế độ R và quan sát xung quanh để tránh vật cản rồi chuyển chân từ chân phanh sang chân ga.
Chuyển cần số về chế độ R để lùi xe (Nguồn: xedienxanh.net)
4. Các trường hợp khẩn cấp người lái xe số tự động cần biết
Khi học cách lái xe số tự động người lái cũng cần lưu ý tìm hiểu về những trường hợp khẩn cấp có thể gặp phải để có hướng xử lý kịp thời:
- Xe mất phanh
Khi đang khi chuyển mà xe bị mất phanh, người lái cần bình tĩnh và không được tắt động cơ và di chuyển cần số về chế độ số tay. Sau đó điều khiển về cấp 1, 2 và 3 để làm giảm tốc độ bằng phanh động cơ, kéo phanh tay một cách chậm rãi để giảm tốc độ xe.
- Dừng xe
Khi đang chạy trên đường thẳng, bằng phẳng chỉ cần chuyển số về chế độ N xe sẽ giảm tốc độ. Khi di chuyển trên địa hình dốc lái xe không được chuyển cần số về chế độ N vì khi đó sẽ không có tác dụng mà cần giảm tốc độ bằng động cơ và đưa xe vào sát vách núi, đường lánh nạn mới được dừng xe.
- Kẹt ga
Khi chân ga bị kẹt, lái xe không được tắt động cơ mà di chuyển cần số về chế độ N giúp xe giảm dần tốc độ và đạp chân phanh đến khi xe dừng hẳn.
Lái xe cần bình tĩnh khi xử lý các trường hợp khẩn cấp (Nguồn: xedienxanh.net)
5. Những lưu ý quan trọng để lái xe số tự động đảm bảo an toàn
Dưới đây là những lưu ý người lái cần nắm để biết cách lái xe số tự động đảm bảo an toàn:
- Trước khi khởi động, lái xe cần đạp hết bàn đạp phanh và di chuyển cần số về chế độ P sau đó kéo phanh tay.
- Mỗi khi chuyển cần số sang các chế độ khác luôn phải chú ý đạp phanh. Không được đặt chân lên chân ga khi chuyển số từ chế độ P hoặc N sang các chế độ khác.
- Hạn chế bấm nút khóa được đặt trên cần số vì khi đó cần số có thể tự động chuyển sang chế độ R.
- Khi xe di chuyển không nên gạt cần số về chế độ N để tránh những tai nạn đáng tiếc khi cần số có thể chuyển về chế độ P hoặc chế độ R hoặc không phanh được bằng động cơ.
- Khi chuyển số sang chế độ N hoặc chuyển từ chế độ N sang các chế độ khác lái xe cần đặt chân lên bàn đạp phanh để tránh rủi ro mất điều khiển.
- Cần kiểm tra, bảo hành khi đèn báo cần số nhấp nháy vì đây có thể là tín hiệu cảnh báo lỗi hộp số tự động.
- Đảm bảo đạp hết bàn đạp phanh khi di chuyển cần số trong trường hợp động cơ chuyển động và xe đang đứng yên. Xe sẽ bắt đầu di chuyển khi vào số nên chỉ khi sẵn sàng để di chuyển thì lái xe mới được nhả phanh.
- Không được sử dụng chân trái để đạp phanh vì có thể không kịp xử lý trong các trường hợp xảy ra sự cố.
- Không được đạp ga khi đang di chuyển cần số từ chế độ P hoặc N sang các chế độ khác để xe không tăng tốc đột ngột.
- Không đạp phanh và ga cùng lúc
- Khi phanh đang nhấn thì và xe dừng thì không được đạp chân ga để tránh làm hỏng hộp số tự động.
- Không để vật cản dưới sàn xe để tránh kẹt bàn đạp phanh và bàn đạp ga gây nguy hiểm khi lái xe.
- Nên mang giày thay vì dép khi lái xe để tránh quai và đế dép vướng vào bàn đạp ga, bàn đạp phanh.
Nắm rõ hướng dẫn lái xe số tự động an toàn sẽ giúp lái xe tránh được những sự cố trên đường (Nguồn: xedienxanh.net)
Người mới tập lái hãy trang bị đầy đủ cho mình cách lái xe số tự động đảm bảo an toàn và ghi nhớ những lưu ý quan trọng để điều khiển xe một cách dễ dàng, thành thục, đảm bảo an toàn trên mỗi cung đường.