áp suất lốp thumb

Tiêu chuẩn áp suất lốp ô tô và cách đo áp suất lốp an toàn

Áp suất lốp đạt chuẩn giúp tăng tuổi thọ của lốp và khả năng vận hành, đảm bảo an toàn cho người lái. Tiêu chuẩn áp suất lốp được quy định tùy vào từng dòng xe.

Xem thêm: Cảm biến áp suất lốp là gì? Các loại cảm biến áp suất lốp phổ biến hiện nay

Áp suất lốp là gì?

Tiêu chuẩn áp suất lốp ô tô được áp dụng dùng để đo lượng áp suất không khí nén bên trong lốp xe. Khi áp suất của lốp xe không đạt tiêu chuẩn có thể ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành, tiêu thụ nhiên liệu, tuổi thọ của lốp xe và an toàn khi lái xe.

Đơn vị dùng để đo áp suất lốp thông dụng nhất hiện nay là 1 Kg/cm2, PSI, Bar hoặc KPa. Chi tiết quy đổi như sau: 

1 Kg/cm2 = 14,2 PSI 

1 PSI (Pound per square inch) = 6,895 KPa

1 KPa = 0,01 Bar

Tiêu chuẩn áp suất lốp xe giúp đảm bảo an toàn

Tiêu chuẩn áp suất lốp xe giúp đảm bảo hiệu suất hoạt động và an toàn khi lái xe (Nguồn: xedienXANH.net)

Khi bơm xe, người lái cần chú ý áp suất lốp ô tô chuẩn, để đảm bảo xe có thể di chuyển trên mặt đường bằng toàn bộ bề của mặt lốp. Diện tích mặt tiếp xúc trải đều và được mòn đều, từ đó giúp tăng hiệu suất vận hành và tuổi thọ sử dụng của bánh xe. Hơn nữa, áp suất lốp chuẩn cũng mang đến cảm giác lái êm ái và khả năng vào các khúc cua ổn định hơn, kết hợp hiệu quả phanh xe tốt và giúp tiết kiệm nhiên liệu tối ưu.

Ngược lại, cũng cần chú ý không nên bơm lốp xe ô tô quá căng, bởi khi di chuyển nếu lốp căng thì chỉ có phần ở giữa của lốp xe được tiếp xúc với mặt đường dẫn đến hiện tượng hao mòn tại những vị trí đó diễn ra nhanh hơn. Thêm vào đó, khi diện tích mặt tiếp xúc của lốp nhỏ hơn sẽ dẫn đến quãng đường phải sử dụng phanh dài, và khi xe vào cua sẽ mất ổn định, giảm độ bám đường và khi di chuyển trên đường sẽ dễ bị xóc hơn. Những hạn chế này cũng xảy ra tương tự khi lốp xe bơm không đủ hơi, non hơi.

Xem thêm: Cảm biến áp suất lốp là gì? Các loại cảm biến áp suất lốp phổ biến hiện nay

Áp suất lốp ô tô bao nhiêu là đủ?

Áp suất lốp theo tiêu chuẩn thông thường được khuyến nghị trong khoảng từ 30 psi đến 35 psi ((~ 2,1 Bar đến ~ 2,4 Bar). Tuy nhiên, trên mỗi dòng xe hơi khác nhau thì tiêu chuẩn áp suất lốp cũng có sự khác biệt. Do vậy người lái xe cần chủ động nắm bắt thông số áp suất chuẩn của loại lốp xe đang sử dụng và có kế hoạch bảo dưỡng lốp định kỳ phù hợp. Thông số áp suất này thường được in trên nhãn xe dán tại vị trí khung cửa ở ghế lái hoặc trên cột C.

Xem thêm: Hệ thống phanh ô tô: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động, phân loại

ALT: suất của lốp cũng khác nhau 

Tiêu chuẩn áp suất lốp xe ô tô có sự khác biệt giữa các dòng xe ô tô  (Nguồn: xedienXANH.net)

Trường hợp người dùng thay lốp mới cho xe ô tô với cùng kích thước, cần tuân thủ tiêu chuẩn áp suất lốp xe ô tô được nhà sản xuất khuyến nghị ghi trên nhãn xe. Nếu lốp xe mới có kích thước lớn hơn so với lốp cũ, thì người lái cần chú ý kiểm tra chỉ số áp suất tối đa được ghi trên vành lốp để áp dụng phương pháp xử lý phù hợp. 

Hướng dẫn kiểm tra áp suất lốp

Thời điểm tiến hành kiểm tra áp suất lốp cho kết quả chuẩn xác nhất là khi bánh xe đã nguội hoàn toàn (cần ít nhất 3 tiếng sau khi lái xe). Nhiệt độ môi trường bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng tăng/giảm áp suất lốp, khoảng 1 – 2 psi tương ứng với mỗi 5 – 6 độ C. 

Lái xe có thể sử dụng đồng hồ đo dạng bút, đồng hồ kim quay số, hoặc đồng hồ kỹ thuật số để đo bằng cách ép đều vào thân van và tiến hành kiểm tra lượng áp suất không khí bên trong lốp xe. Để đảm bảo an toàn và kéo dài tuổi thọ sử dụng bánh xe, người lái cần luôn duy trì áp suất lốp phù hợp. Tốt nhất, người lái nên kiểm tra định kỳ áp suất lốp 14 ngày/lần hoặc trước và sau mỗi chuyến đi đường dài.

Scroll to Top