Lỗi ô tô vượt đèn đỏ không chỉ vi phạm luật giao thông mà còn gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định mức phạt ô tô vượt đèn đỏ lên đến 6 triệu đồng, tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 1-3 tháng.
Mức phạt vượt đèn đỏ theo nghị định mới
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022), người điều khiển ô tô vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 triệu đồng, theo điểm a khoản 5 điều 5 (trước đây mức phạt vượt đèn đỏ của ô tô từ 3.000.000 – 5.000.000 triệu đồng).
Ngoài phạt tiền, người điều khiển vi phạm lỗi ô tô vượt đèn đỏ còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng theo điểm b khoản 11 điều 5.
Hiện nay mức phạt này cũng được áp dụng chung với các dòng xe ô tô điện.

Mức phạt ô tô vượt đèn đỏ hiện nay (Nguồn: xedienxanh.net)
Xem thêm: Xe Vovlo C40 Recharge: Thông số, thiết kế, vận hành và giá bán
Quy định mới nhất mức phạt vượt đèn đỏ cho các phương tiện khác
Không chỉ với riêng ô tô mà hành vi vượt đèn đỏ khi tham gia giao thông cũng đều được áp dụng mức phạt với các phương tiện khác như:
2.1. Mức phạt cho xe máy, xe mô tô
Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, người điều khiển mô tô, xe máy, xe máy điện có hành vi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, đồng thời chủ phương tiện bị tước giấy phép lái xe từ 1 đến 3 tháng
2.2. Mức phạt với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Trường hợp người điều khiển máy kéo hay xe máy chuyên dùng nếu vượt đèn đỏ sẽ phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng, đồng thời tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 1 đến 03 tháng và trường hợp từ 2 đến 4 tháng nếu gây tai nạn.
Mức phạt được áp dụng theo điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Xem thêm:
- Hướng dẫn cách vào số xe số sàn cho người mới tập lái
- Mức phạt nồng độ cồn ô tô theo quy định mới nhất
2.3. Mức phạt với xe đạp, xe đạp điện
Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy và xe đạp điện khi vượt đèn đỏ sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng dựa theo điểm đ khoản 2 Điều 8.

Xe gắn máy, xe máy điện, xe đạp vượt đèn đỏ cũng đều bị phạt (Nguồn: xedienxanh.net)
3. Những câu hỏi thường gặp về lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng
Dưới đây là những câu hỏi về lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng phổ biến nhất:
3.1. Vượt đèn vàng có bị phạt không?
Theo Khoản 3 Điều 10 Luật Giao thông đường bộ ban hành năm 2008 quy định khi tham gia giao thông nếu gặp tín hiệu đèn màu vàng, người điều khiển phương tiện phải dừng lại trước vạch dừng, trong trường hợp đã đi quá vạch dừng có thể đi tiếp. Tiếp đến, nếu đèn vàng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng, xe vẫn cố tình đi tiếp sẽ phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt.
Ở mỗi một phương tiện mức xử phạt đèn vàng sẽ khác nhau.
- Xe máy, xe mô tô, xe máy điện vượt đèn vàng phạt từ 600.000 – 1.000.000 đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng theo điểm e khoản 4, điểm b khoản 10 Điều 6.
- Ô tô, phương tiện tương tự ô tô nếu vượt đèn vàng phạt 3.000.000 – 5.000.000 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 – 3 tháng hoặc 2 – 4 tháng nếu gây tai nạn theo điểm a khoản 5, điểm b, c khoản 11 Điều 5.
- Xe đạp, xe đạp điện vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 100.000 – 200.000 đồng theo điểm đ khoản 2 Điều 8.
Xem thêm: Luật xử phạt xe máy, ô tô lỗi đi vào đường cấm bạn cần biết
3.2. Đèn đỏ có được rẽ phải không?
Để không vi phạm luật tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện chỉ được rẽ phải khi có đèn đỏ trong một vài trường hợp.
- Khi có biển báo phụ cho phép rẽ phải.
- Có đèn báo hiệu ưu tiên màu xanh cho phép rẽ phải.
- Có vạch kẻ đường cho phép rẽ phải.
- Có hiệu lệnh được rẽ phải của người điều khiển giao thông.
Như vậy trong những trường hợp trên dù rẽ phải khi gặp đèn đỏ nhưng người điều khiển không bị phạt
3.3. Dừng đèn đỏ sai làn có bị phạt không?
Theo quy định dù là ô tô hay xe máy thì việc dừng đèn đỏ sai làn đều bị phạt.
Mức xử phạt người điều khiển xe gắn máy, ô tô, mô tô trường hợp dừng đèn đỏ sai làn từ 400.000 đến 600.000 đồng theo điểm g Khoản 3 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Người điều khiển phương tiện không được sử dụng trong lúc di chuyển (Nguồn: xedienxanh.net)
3.4. Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?
Một hình phạt khác mà người tham gia giao thông cần để ý đó chính là sử dụng điện thoại trong quá trình di chuyển.
Cụ thể, tại điều 5 nghị định 46/2016 quy định phạt tiền từ 600.000 đến 800.000 đồng đối với người điều khiển ôtô, xe máy thực hiện hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường. Đối với hành vi vi phạm này sẽ được lực lượng chức năng áp dụng công nghệ cao để xử phạt.Có thể thấy, không chỉ mức phạt ô tô vượt đèn đỏ mà những người tham gia giao thông cũng cần nắm rõ luật đường bộ để không bị xử lý hành chính trong nhiều trường hợp như đã nêu trên.