Lỗi xe máy vượt đèn đỏđược hiểu là việc người lái xe điều khiển phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ. Mức phạt lỗi xe máy vượt đèn đỏ từ 800.000 – 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01- 03 tháng.
1. Tìm hiểu về các lỗi vi phạm đèn báo hiệu giao thông
Theo quy định tại Điều 10 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, sửa đổi năm 2018, tất cả các phương tiện khi đi trên đường phải chấp hành theo tín hiệu của tường bảo vệ, cọc tiêu, rào chắn, vạch kẻ đường, tín hiệu đèn giao thông hoặc người điều khiển giao thông. Dưới đây là các lỗi vi phạm đèn hiệu giao thông thường gặp.
Các màu đèn tín hiệu giao thông (Nguồn: xedienxanh.net)
Xem thêm:
- Xe Vovlo C40 Recharge: Thông số, thiết kế, vận hành và giá bán
- Hướng dẫn cách vào số xe số sàn cho người mới tập lái
- Mức phạt nồng độ cồn ô tô theo quy định mới nhất
1.1. Lỗi vượt đèn đỏ là như thế nào?
Tín hiệu đèn giao thông gồm có 03 màu là đỏ, vàng và xanh. Mỗi màu sắc biểu tượng cho một mục đích, ý nghĩa điều khiển giao thông khác nhau. Cụ thể:
- Khi đèn phát tín hiệu màu đỏ, điều đó có nghĩa các phương tiện giao thông không được di chuyển.
- Khi đèn phát tín hiệu màu vàng có nghĩa, các phương tiện đang tham gia giao thông phải dừng lại trước vạch dừng trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng thì được phép đi tiếp. Nếu đèn vàng nhấp nháy thì người điều khiển phương tiện có thể đi được nhưng tốc độ cần giảm, chú ý quan sát, nhường đường cho người đi bộ.
- Khi đèn phát tín hiệu màu xanh, tức là thông báo các loại xe được phép đi trên đường.
Theo đó, lỗi vượt đèn đỏ được hiểu là việc người lái xe điều khiển phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển khi đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ. Theo đúng quy định, người điều khiển phương tiện cần phải dừng trước vạch dừng xe khi gặp đèn đỏ; hoặc dừng trước đèn tín hiệu theo chiều đi nếu không có vạch sơn “vạch dừng xe”.
Xem thêm: Luật xử phạt xe máy, ô tô lỗi đi vào đường cấm bạn cần biết
1.2. Quy định về lỗi vượt đèn vàng
Khác với lỗi xe máy vượt đèn đỏ, lỗi vượt đèn vàng là trường hợp không tuân thủ quy định phải dừng lại trước vạch dừng khi thấy tín hiệu đèn vàng, trừ trường hợp là có tín hiệu vàng nhấp nháy hoặc đã đi quá vạch dừng.
Nếu đèn vàng bật sáng mà người điều khiển xe chưa đi quá vạch dừng xe vẫn cố tình đi tiếp thì sẽ được coi là phạm lỗi vượt đèn vàng và bị xử phạt theo quy định. Tuy nhiên với trường hợp xe vẫn chưa đi quá vạch dừng xe nhưng nếu dừng lại sẽ gây nguy hiểm cho mình hoặc cho phương tiện khác thì có thể tiếp tục di chuyển, đi quá vạch dừng xe.
1.3. Lỗi vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng có gì khác nhau?
Do mục đích của đèn đỏ và đèn vàng là khác nhau nên lỗi vượt đèn đỏ và vượt đèn vàng cũng có sự khác nhau. Cụ thể:
Đèn đỏ biểu thị mục đích là cấm các phương tiện đi. Theo đó, lỗi vượt đèn đỏ là việc người lái xe điều khiển phương tiện giao thông tiếp tục di chuyển, vượt qua vạch sơn “vạch dừng xe” hay vị trí đèn tín hiệu dù đèn tín hiệu giao thông đã chuyển sang màu đỏ.
Trong khi đó, lỗi vượt đèn vàng là lỗi không tuân thủ quy định phải dừng lại trước vạch dừng khi thấy tín hiệu đèn vàng, trừ trường hợp có tín hiệu vàng nhấp nháy hoặc đã đi quá vạch dừng.
Đáng chú ý, nếu người tham gia giao thông không may đi qua vạch ngay sau khi đèn chuyển vàng thì vẫn tiếp tục được di chuyển. Nhưng nếu là đèn đỏ, điều này có người người điều khiển phương tiện giao thông đã vi phạm lỗi vượt đèn đỏ, trong đó có thể là lỗi xe máy vượt đèn đỏ hoặc lỗi xe ô tô vượt đèn đỏ (tùy theo phương tiện tham gia giao thông vi phạm lỗi).
Lỗi xe máy vượt đèn đỏ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng (Nguồn: xedienxanh.net)
Xem thêm: Mức phạt cho lỗi đỗ xe máy trên vỉa hè là bao nhiêu?
2. Mức phạt lỗi xe máy vượt đèn đỏ, đèn vàng
Theo điểm e, khoản 4, điểm b Khoản 10 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm g Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 800.000 – 1.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.
3. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với phương tiện là ô tô
Theo điểm a Khoản 5, điểm b, c Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm đ Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP:
Người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô có hành vi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng sẽ bị phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng; Đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng; từ 02 đến 04 tháng nếu gây tai nạn giao thông.
Phạt tiền từ 4.000.000 – 6.000.000 đồng đối với lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với phương tiện là ô tô (Nguồn: xedienxanh.net)
4. Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng
Mức phạt lỗi vượt đèn đỏ, vượt đèn vàng với máy kéo, xe máy chuyên dùng theo quy định tại điểm đ Khoản 5, điểm a, b Khoản 10 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP và điểm d Khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP sẽ từ 2.000.000 – 3.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển máy kéo), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 – 03 tháng; từ 02 – 04 tháng nếu gây tai nạn.
5. Quy định phạt nguội ô tô, xe máy lỗi vượt đèn đỏ
Vượt đèn đỏ hoàn toàn có thể bị tiến hành xử lý phạt nguội theo Điều 11 Nghị định số 165/2013/NĐ-CP, Điều 14 Thông tư số 06/2017/TT-BGTVT và Điều 25 Thông tư số 65/2020/TT-BCA.
Trong đó, phạt nguội được hiểu là hình thức xử phạt các trường hợp vi phạm giao thông đường bộ thông qua hệ thống camera được lắp trên các ngã tư hay các tuyến đường cao tốc trọng điểm.
Các thông tin, hình ảnh thu được sẽ được gửi về Trung tâm xử lý. Sau đó sẽ được Trung tâm này tiến hành việc in ảnh, truy xuất thông tin người và xe, xác định chủ phương tiện, địa chỉ rồi gửi thông báo đối với các đối tượng vi phạm để xử phạt.
Được biết, quy định phạt nguội ô tô, xe máy lỗi vượt đèn đỏ tại Việt Nam được thực hiện từ năm 2004 và mang lại nhiều lợi ích tích cực trong công tác quản lý an toàn giao thông.
6. Khi nào thì vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt?
Thực tế, không phải lúc lúc nào vượt đèn đỏ cũng bị phạt. Trong một số trường hợp đặc biệt, người tham gia giao thông vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt. Cụ thể là:
– Trường hợp có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt.
– Trường hợp xe ưu tiên:
- Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ;
- Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu;
- Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường;
- Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.
Người lái xe có thể vượt đèn đỏ mà không bị xử phạt nếu có hiệu lệnh của người điều khiển giao thông (Nguồn: xedienxanh.net)
7. Có được vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên không?
Theo quy định, khi thấy tín hiệu của xe ưu tiên thì người tham gia giao thông bất kể đang di chuyển từ hướng nào tới đều phải nhanh chóng giảm tốc độ, tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường khi có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa các phương tiện được phép vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên. Nguyên nhân do, luật pháp đã quy định người tham gia giao thông phải chấp hành theo hệ thống đèn tín hiệu giao thông hoặc hiệu lệnh của người điều khiển giao thông
Mặt khác, việc các phương tiện vượt đèn đỏ để nhường đường cho xe ưu tiên có thể sẽ gây nguy hiểm cho các phương tiện giao thông khác khi các phương tiện này không được trang bị còi, đèn, cờ…Mức phạt lỗi xe máy vượt đèn đỏ hiện đã có quy định rõ ràng và được phổ cập trên nhiều phương tiện truyền thông. Đây cũng là một trong những lỗi mắc nhiều nhất của người tham gia giao thông. Vì vậy để tránh vi phạm Luật giao thông và có thể gây tai nạn giao thông, người tham gia giao thông cần trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về một số lỗi thường gặp khi tham gia giao thông để lái xe an toàn.