cảnh báo điểm mù

Cảnh báo điểm mù là gì? Phân loại, hướng dẫn lắp đặt & sử dụng

Cảnh báo điểm mù là tính năng an toàn xuất hiện trên nhiều dòng xe ô tô hiện nay. Thông qua phụ kiện hỗ trợ hoặc công nghệ ứng dụng, tiện ích này giúp người lái xe phát hiện vật thể hoặc phương tiện nằm trong khu vực khuất tầm nhìn.

1. Hệ thống cảnh báo điểm mù BSM là gì?

Hệ thống cảnh báo điểm mù (BSM – Blind Spot Monitoring) là tiện ích để hỗ trợ lái xe an toàn. Theo đó, hệ thống sẽ giám sát, phát hiện và truyền tín hiệu cảnh báo khi có phương tiện xuất hiện ở các khu vực bị khuất tầm nhìn xung quanh xe. Nhờ vậy, tài xế có thể chủ động xử lý các tình huống để đảm bảo sự an toàn khi lưu thông trên đường.

Minh họa các khu vực điểm mù quanh xe ô tô

Minh họa các khu vực điểm mù quanh xe ô tô (Nguồn: xedienxanh.net)

Xem thêm: Biển báo cấm dừng xe: hiệu lực và mức phạt vi phạm theo quy định

2. Các loại cảnh báo điểm mù trên ô tô hiện nay

Hệ thống BSM trên xe ô tô chia làm 2 loại: cảnh báo điểm mù chủ động và bị động với cách thức hoạt động khác nhau.

2.1. Cảnh báo điểm mù chủ động

Đây là một hệ thống an toàn trên ô tô ứng dụng công nghệ cảm biến thông minh, có thể kết hợp với camera và loa cảnh báo âm thanh. Trong đó cảm biến được gắn trên gương chiếu hậu, cản sau hoặc quanh thân xe. Bộ phận này sẽ phát ra sóng điện từ trong quá trình xe di chuyển.

Khi có phương tiện đến gần sát đuôi hoặc hông xe, cảm biến sẽ phát hiện và gửi tín hiệu cảnh báo cho tài xế bằng âm thanh, đèn báo hoặc làm rung vô lăng. Nhiều xe còn sử dụng camera làm bộ phận chính của hệ thống, hoặc bổ sung cho các cảm biến. Khi đó, cảnh báo sẽ hiển thị ở màn hình điều khiển trung tâm giúp tài xế xử lý tình huống kịp thời.

Hệ thống cảnh báo chủ động sử dụng bộ cảm biến thông minh 

Hệ thống cảnh báo chủ động sử dụng bộ cảm biến thông minh (Nguồn: xedienxanh.net)

Xem thêm:

2.2. Cảnh báo điểm mù bị động

Đây là giải pháp cảnh báo xuất hiện từ lâu và đến nay vẫn được ứng dụng phổ biến nhờ sự đơn giản, tiện lợi, hiệu quả và tiết kiệm chi phí.

Hệ thống BSM bị động được trang bị gương cầu lồi nhỏ gắn trên bề mặt gương chiếu hậu. Khi nhìn sang gương cầu từ vị trí lái, vùng quan sát của tài xế sẽ được tăng lên. Trong đó có cả những khu vực bị che khuất mà gương chiếu hậu thông thường không thể soi được.

Gương cầu lồi giúp tài xế mở rộng tầm nhìn sau xe

Gương cầu lồi giúp tài xế mở rộng tầm nhìn sau xe (Nguồn: xedienxanh.net)

Xem thêm: Giá Mercedes S450 lăn bánh, khuyến mãi, thông số chi tiết 2024

3. Hệ thống cảnh báo điểm mù hoạt động như thế nào?

Đối với cảnh báo điểm mù bị động, người điều khiển xe cần chú ý quan sát gương cầu lồi thường xuyên để kịp thời nhận diện được tình huống bất thường. Trong khi đó hệ thống giám sát chủ động ứng dụng loạt công nghệ hiện đại, hoạt động nhờ vào 3 bộ phận tương đương với 3 quá trình gồm: cảm ứng – điều khiển – cảnh báo. Cụ thể:

  • Cảm biến phát ra sóng điện từ, giám sát các khu vực điểm mù xung quanh xe.
  • Gửi tín hiệu thông báo đến hệ thống.
  • Bộ phận phát cảnh báo phát ra âm thanh, hình ảnh hoặc rung để người điều khiển xe nhận diện được thông tin.
Hệ thống cảnh báo phát tín hiệu khi có xe đến gần

Hệ thống cảnh báo phát tín hiệu khi có xe đến gần (Nguồn: xedienxanh.net)

4. Hướng dẫn lắp cảnh báo điểm mù trên ô tô

Việc lắp đặt hệ thống cảnh báo điểm mù đơn giản, không gây ảnh hưởng tới kết cấu xe, tính thẩm mỹ hay các hệ thống khác của phương tiện, bao gồm các bước: 

Bước 1: Lắp 2 cảm biến ở cản sau của thùng xe, cảm biến trái ở ổ cắm L, cảm biến phải ở ổ cắm R. Mỗi cảm biến có mặt trên thẳng đứng so với bề mặt đường hoặc chếch lên trên khoảng 5 độ; mặt dưới tạo góc 32 – 35 độ với mặt sau xe.

Bước 2: Đặt hộp điều khiển khu vực khoang lái, ở vị trí tiện cắm dây.

Bước 3: Gắn đèn báo LED ở khu vực gần gương chiếu hậu phía khoang lái, nơi tài xế dễ dàng quan sát và nhận biết khi đèn sáng.

Bước 4: Đặt còi buzzer gần khu vực điều khiển xe để người lái nhận biết được âm thanh khi có cảnh báo.

Bước 5: Kết nối các dây cáp, đấu xi-nhan, nối dây AC liên quan để hệ thống cảnh báo phát ra tín hiệu âm thanh/hình ảnh cảnh báo khi người lái định lùi, rẽ mà có xe muốn vượt.

Bước 6: Lái xe ô tô chạy thử để kiểm tra khả năng hoạt động của hệ thống cảnh báo.

Đèn LED cảnh báo nhấp nháy khi có phương tiện phía sau đang đến gần

Đèn LED cảnh báo nhấp nháy khi có phương tiện phía sau đang đến gần (Nguồn: xedienxanh.net)

Xem thêm: Mazda 6 cũ: Bảng giá 2024, ưu nhược điểm & kinh nghiệm chọn mua

5. Cách sử dụng hệ thống cảnh báo điểm mù hiệu quả

Để hệ thống cảnh báo điểm mù hoạt động hiệu quả, phát huy hết tác dụng, người dùng xe cần lưu ý:

  • Giữ vệ sinh sạch sẽ cho cảm biến, tránh để bộ phận này dính bẩn hay ẩm ướt.
  • Không để vật dụng bằng kim loại gần với cảm biến.
  • Hiệu suất của cảm biến có thể bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết (mưa lớn, sấm sét) hoặc khu vực có sóng điện từ khác (nơi tập trung truyền tải điện lưới, radar phát hiện tốc độ).
  • Phương tiện xuất hiện ở khu vực điểm mù nếu chạy với vận tốc dưới 0.25km/h có thể làm chậm tín hiệu cảnh báo của hệ thống giám sát.
Cảnh báo điểm mù được trang bị ở nhiều dòng xe VinFast

Cảnh báo điểm mù được trang bị ở nhiều dòng xe VinFast (Nguồn: xedienxanh.net)

Thực tế, cảnh báo điểm mù là tính năng tiêu chuẩn hoặc tùy chọn ở nhiều ô tô. Hiện có nhiều dòng xe từ phân khúc tầm trung trở nên như VinFast A2.0, Lux SA 2.0 và President đều được trang bị tiện ích này, góp phần hỗ trợ tài xế lái xe an toàn, hiệu quả. Cần lưu ý rằng đây chỉ là công cụ hỗ trợ, để đảm bảo an toàn giao thông, người lái vẫn cần tập trung quan sát khi điều khiển ô tô.

Xem thêm: Cập nhật bảng giá Mercedes C63 mới nhất 2024 cho các phiên bản

Scroll to Top