Tìm hiểu về các loại hộp số ô tô và ưu – nhược điểm của từng loại sẽ giúp cho những người có nhu cầu mua xe dễ dàng xác định được dòng sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân. Bởi đây chính là một trong những chi tiết quan trọng, ảnh hưởng tới khả năng vận hành, cảm giác lái, mức tiêu thụ nhiên liệu và quá trình bảo hành, bảo dưỡng sau này.
Xem thêm: Hộp số CVT là gì, có bền không, ưu nhược điểm như thế nào?
1. Hộp số ô tô là gì?
Trước khi tìm hiểu về các loại hộp số ô tô, cần nắm được định nghĩa và vai trò của chúng. Thực tế, để tạo nên một chiếc xe hơi có khả năng vận hành trơn tru cần có sự góp mặt của rất nhiều chi tiết khác nhau. Trong đó “trái tim” của xe là động cơ, và chi tiết quan trọng nhất của động cơ chính là hộp số.
Về cơ bản, đây là bộ phận truyền sức mạnh do động cơ cung cấp qua hệ dẫn động đến các bánh xe. Thông qua việc thay đổi các cấp số, hộp số điều chỉnh momen động cơ, cho ô tô vận hành ổn định ở các điều kiện khác nhau. Vai trò chính của hộp số ô tô là:
- Giúp xe tiến/ lùi (thay đổi chiều chuyển động).
- Thay đổi tỉ số truyền, từ đó điều chỉnh lực momen xoắn ở các bánh xe.
- Tăng lực momen xoắn (khi xe khởi động hoặc leo dốc).
- Tách biệt động cơ ra khỏi hệ truyền lực mà không cần mở ly hợp hoặc tắt máy.
Xem thêm: Hộp số phụ xe 2 cầu: hướng dẫn cách sử dụng

Hộp số ô tô là bộ phận có vai trò rất quan trọng (Nguồn: xedienxanh.net)
2. Các loại hộp số ô tô
Có rất nhiều loại hộp số khác nhau, trong đó các ô tô phổ biến trên thị trường chủ yếu được trang bị 1 trong 4 loại dưới đây:
2.1. Hộp số sàn
Loại hộp số này tiếng anh là “manual transmission”, viết tắt là “MT”, có tuổi đời cao nhất và hiện đang được ứng dụng trên nhiều dòng ô tô khác nhau, từ xe sang cho đến các loại thuộc phân khúc bình dân.
Cấu tạo: Cấu tạo hộp số gồm các trục sơ cấp, thứ cấp và trung gian. Mỗi trục bao gồm các bánh răng cố định, ma sát với nhau tạo nên tỉ số truyền ứng với từng chế độ lái của xe. Hộp số dùng bộ ly hợp ma sát hình đĩa để kết nối hoặc ngắt lực được truyền từ động cơ. Khi lái xe, tài xế sẽ điều khiển qua chân côn, thao tác đạp hoặc nhả bàn đạp, kết hợp chỉnh cần để sang số theo mong muốn.
Ưu điểm:
- Độ bền cao.
- Chi phí mua xe và sửa chữa thấp.
- Mức tiêu thụ nhiên liệu thấp.
- Cảm giác lái chân thật.
Nhược điểm:
- Mất nhiều thời gian để làm quen và vận hành xe.
- Cần tập trung cao độ để vận hành và xử lý các tình huống trên đường.

Hình ảnh của hộp số MT (Nguồn: xedienxanh.net)
2.2 Hộp số tự động
Hộp số tự động là loại hộp số phổ biến nhất hiện nay, tiếng anh là “automatic transmission” (viết tắt là “AT”). Sự xuất hiện của chúng đã giúp cho việc điều khiển phương tiện trở nên thoải mái và dễ dàng hơn.
Cấu tạo: Kết cấu của hộp số rất phức tạp, bao gồm nhiều vòng bánh răng kết hợp với nhau tạo nên các cấp số. Hộp số dùng bộ biến mô thủy lực thực hiện vai trò ngắt và kết nối lực từ động cơ. Quá trình sang số được điều khiển tự động thông qua hệ thống máy tính trang bị cho xe.
Ưu điểm:
- Dễ làm quen và vận hành, chuyển số mượt mà, an toàn, giúp tài xế thoải mái hơn khi lái xe.
- Thao tác khi xử lý các tình huống được đơn giản hóa, phù hợp với cả người mới học lái hoặc “non tay”.
Nhược điểm:
- Mức tiêu thụ nhiên liệu cao hơn so với hộp số MT
- Chi phí dành cho việc sửa chữa và bảo dưỡng cao.
- Nguy hiểm khi tài xế nhầm lẫn chân ga và chân phanh.

Cân nhắc ưu nhược điểm của hộp số AT trước khi quyết định chọn mua xe (Nguồn: xedienxanh.net)
3. Hộp số vô cấp
Tên tiếng anh của loại hộp số này là “continuous variable transmission” nên còn được gọi tắt là “CVT”. Bản chất của bộ phận này cũng là tự động nhưng cấu tạo và nguyên lý hoạt động hoàn toàn khác loại AT.
Cấu tạo: Thay vì được làm bằng các bánh răng tạo thành các cấp số, hộp số CVT được tạo thành từ hai ròng rọc pulley dạng nón có đường kính biến thiên, liên kết với nhau bởi vòng đai đặc biệt. Bằng cách thay đổi đường kính, tỉ số truyền được thay đổi một cách liên tục, cho xe vận hành mượt mà, êm ái.
Ưu điểm:
- Quá trình vận hành êm ái, không bị hiện tượng giật cục do không phải sang số.
- Tiết kiệm nhiên liệu đáng kể so với hộp số AT.
- Xe có kích thước nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ hơn so với các loại ô tô dùng loại hộp số khác.
Nhược điểm:
- Thời gian để xe tăng tốc lâu hơn các dòng xe khác.
- Tạo ra tiếng ồn lớn khi chạy với tốc độ cao.
- Không ứng dụng được cho các dòng xe thể thao.

Xe được trang bị hộp số CVT có kích thước nhỏ gọn, linh hoạt (Nguồn: xedienxanh.net)
4. Hộp số ly hợp kép
Hộp số ly hợp kép có tiếng anh là “dual clutch transmission”, viết tắt là “DCT”. Cách hoạt động của chúng là sự kết hợp giữa MT và AT, tối ưu được ưu điểm của hai loại hộp số này. Trong số các loại hộp số ô tô, khả năng vận hành của loại DCT được đánh giá rất cao.
Cấu tạo: Gồm 2 bộ ly hợp hoạt động riêng biệt: 1 bộ để gài cấp số lẻ, 1 bộ gài số chẵn giúp sang số nhanh và không mất công suất. Khi hoạt động, các đĩa ma sát nằm trong môi trường dầu, tách – nối theo cơ chế thủy lực và điện từ. Việc sang số có thể thực hiện bằng tay hoặc tự động.
Ưu điểm:
- Khả năng tăng tốc nhanh.
- Cho cảm giác lái thú vị.
- Giảm mức tiêu hao nhiên liệu.
Nhược điểm:
- Chi phí sản xuất cao, thường chỉ được trang bị trên xe sang hoặc ô tô dòng thể thao.
- Chi phí sửa chữa, bảo dưỡng cao.

Hình ảnh mô phỏng hộp số ly hợp kép (Nguồn: xedienxanh.net)
Ngoài các loại hộp số ô tô kể trên, thị trường còn tồn tại các dòng xe sử dụng loại khác như AMT, DSG… Mỗi loại sẽ mang đến trải nghiệm khác nhau, phù hợp với nhu cầu và điều kiện vận hành riêng. Khi có nhu cầu mua ô tô, khách hàng nên tìm hiểu kỹ thông tin về bộ phận này để lựa chọn được dòng xe như ý.
Đối với các mẫu ô tô VinFast, quý độc giả có thể đến trực tiếp các đại lý/showroom để khám phá, tìm hiểu, đăng ký lái thử và được tư vấn chi tiết về phương tiện. Mọi băn khoăn vui lòng liên hệ Hotline 1900 232389 để được hướng dẫn.